Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam sở hữu trái phiếu "3 không". Đó là không xếp hạng tín nhiệm, không tài sản bảo đảm, không có đơn vị bảo lãnh phát hành.
Bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt Corporation) vừa thông báo sẽ phát hành sẽ phát hành 2.700 trái phiếu, tương đương 270 tỷ đồng. Hết tháng 6/2021, số nợ doanh nghiệp này đang phải gánh ngày một phình to, lên tới gần 12 nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) được nhắc đến là ngân hàng có khối lượng phát hành lớn với 1.400 tỷ đồng, trái phiều kỳ hạn 2-4 năm, lãi suất cố định 3,5-4,2%/năm.
Mới đây, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lên tiếng về việc sẽ thanh tra và xử lý nghiêm một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu có dấu hiệu phạm luật.
CTCP Bông Sen (Bông Sen Crop) chủ sở hữu khách sạn Daewoo Hà Nội vừa huy động được 4.800 tỷ đồng, thông qua 2 đợt phát hành trái phiếu mới cho một loạt các nhà đầu tư chưa rõ danh tính.
Với các trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, khi huy động vốn trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao, chính các doanh nghiệp phát hành sẽ gặp rủi ro nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.
Chuyên gia cho rằng, lãi suất trái phiếu hơn chục phần trăm là bình thường. Mua trái phiếu giống người cho vay, cơ hội kiếm lợi nhuận rất tốt nếu nhà đầu tư nắm bắt rõ và hiểu được rủi ro.
Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho hay, với những trái phiếu doanh nghiệp có mức an toàn cao nhất sẽ không có chuyện lãi suất cao.