Nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Israel - Bài cuối: Tiềm năng mới, thách thức mới

Nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Israel - Bài cuối: Tiềm năng mới, thách thức mới

Đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Israel đang bước vào giai đoạn cuối. Vòng đàm phán gần đây nhất diễn ra tại Hà Nội vào đầu tháng 1/2023. Hai bên đang tích cực hoàn tất chuẩn bị để tiến đến sớm kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định trong thời gian tới, qua đó góp phần mở cửa thị trường, giảm thuế, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tiếp tục tiếp cận và thâm nhập mạnh hơn nữa vào thị trường Israel. Đây cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng các thị trường mới, thị trường ngách, thị trường ở xa, bên cạnh những thị trường truyền thống.
Nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Israel - Bài 1: Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế

Nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Israel - Bài 1: Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế

Với dân số xấp xỉ 9,7 triệu người, Israel có quy mô thị trường không lớn, nhưng hoạt động kinh tế và ngoại thương của nước này khá phát triển. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Israel trong những năm qua phát triển tốt. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa hai nước khi được ký kết trong tương lai sẽ mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường này.
Việt Nam là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 2 của Trung Quốc

Việt Nam là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 2 của Trung Quốc

Tại hội thảo trực tuyến “Triển vọng thị trường thép Trung Quốc - Việt Nam” diễn ra chiều 23/3, Ông Luan Shorden, Phó Tổng giám đốc SUMEC (Trung Quốc) cho biết, Việt Nam là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 2 của Trung Quốc, đồng thời khẳng định nước ta có nhiều tiềm năng xuất khẩu lớn cho Trung Quốc.
Xuất khẩu rau quả: Dư địa thị trường lớn, nhưng yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn

Xuất khẩu rau quả: Dư địa thị trường lớn, nhưng yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn

Dư địa thị trường xuất khẩu dành cho sản phẩm rau quả của Việt Nam còn rất lớn, trải rộng từ châu Á sang châu Âu, Trung Đông đến Bắc Phi và cả Mỹ. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn của hầu hết thị trường ngày càng cao. Đây là nhận định chung của các chuyên gia tại Diễn đàn xuất khẩu rau, quả do Cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì chiều 1/3, tại Tp. Hồ Chí Minh
Việt Nam có thể xuất khẩu điện sang Singapore từ năm 2030

Việt Nam có thể xuất khẩu điện sang Singapore từ năm 2030

Nếu các cơ quan chức năng tạo hành lang pháp lý, sớm phê duyệt và cho phép tiến hành khảo sát, sử dụng khai thác vùng biển và xuất khẩu điện,… năm 2030, dự án hợp tác đầu tư, xuất khẩu điện sang Singapore từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam có thể có dòng điện thương mại.
Tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đề nghị phía Vân Nam (Trung Quốc) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch, đặc biệt là các sản phẩm như: sầu riêng, khoai lang tím, yến sào.
Xuất khẩu rau quả tăng tốc

Xuất khẩu rau quả tăng tốc

Sau hàng loạt mặt hàng trái cây chủ lực của Việt Nam như chuối, sầu riêng, chanh, bưởi, nhãn... được mở cửa xuất khẩu chính ngạch thành công sang Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand… cùng với việc thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc mở cửa trở lại ngay từ đầu năm 2023 mở ra một năm tràn đầy khí thế đưa ngành hàng rau quả tăng tốc, tiến tới mốc 5 tỷ USD vào năm 2025.