Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong các ngành, lĩnh vực thu hút FDI với tổng vốn đầu tư trên 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản sẽ phục hồi rõ nét vào cuối năm. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh bài bản, minh bạch, thích ứng phù hợp có thể phục hồi tốt.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2022 cho thấy nhiều doanh nghiệp bất động sản đang có hàng tồn kho lên đến cả nghìn tỷ đồng. Các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo tình trạng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đối với một số công ty bất động sản.
Thị trường bất động sản Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng như tâm lý ưa chuộng nhà đất của người dân, mô hình bán nhà ở hình thành trong tương lai hay cách thức quản trị doanh nghiệp bất động sản. Trung Quốc đang phải chật vật với khủng hoảng, Việt Nam cũng nên thận trọng.
Chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nguồn vốn cho bất động sản: Dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững” sáng 24/8, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia nhấn mạnh nếu dòng vốn vào bất động sản bị nghẽn sẽ làm giảm nhiệt thị trường và thực tế thị trường đang trầm lắng. Trong bối cảnh đó, việc kiểm soát và ứng xử hợp lý là vô cùng quan trọng.
Sáng 24/8/2022, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam phối hợp với Trang TTĐTTH VietnamBiz (vietnambiz.vn) và Việt Nam Mới (vietnammoi.vn) tổ chức tọa đàm: “Phát triển nguồn vốn cho bất động sản: Dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững”.
Theo nhiều chuyên gia bất động sản, việc siết tín dụng là một động thái tích cực để giúp thị trường thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn.
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi linh hoạt và vững chắc trong suốt giai đoạn từ đầu năm đến nay. Điều này sẽ tác động đến tình hình hoạt động của thị trường bất động sản và tiềm năng trong thời gian tới.
Những tháng gần đây, giao dịch trên thị trường bất động sản diễn ra khá chậm. Người mua nhà gặp nhiều trở ngại như giá tăng cao và khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.