Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Giang, Hải Dương có quy mô gần 148 ha và tổng mức đầu tư 1.755 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, tổng vốn đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản công nghiệp được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2025 nhờ hưởng lợi từ nguồn vốn FDI.
Phân khu B KCN Nam Thăng Bình có tổng vốn gần 3.400 tỷ đồng, dự kiến triển khai vào cuối năm 2026. Chủ đầu tư dự án này là CTCP Hạ tầng Khu công nghiệp Nam Thăng Bình, doanh nghiệp do ông Lê Hùng Anh làm Tổng Giám đốc.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (Mã: NTC) vào ngày 12/6. Khối lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết là 24 triệu đơn vị, tương ứng vốn điều lệ 240 tỷ đồng.
Việt Nam đang thu hút làn sóng FDI trị giá hàng tỷ USD trong lĩnh vực công nghệ cao và chuỗi cung ứng xanh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu khu công nghiệp không được cải tổ theo hướng sinh thái, thông minh thì lợi thế chiến lược sẽ tan biến trước sự dịch chuyển nhanh chóng của nhà đầu tư quốc tế.
Được kỳ vọng là động lực phát triển của đô thị vệ tinh Phú Xuyên, dự án Khu công nghiệp hỗ trợ - Đô thị dịch vụ Nam Hà Nội (Hanssip) hiện đã có doanh nghiệp thuê mặt bằng, xây dựng nhà máy.
Thời gian hoãn áp thuế 90 ngày từ Mỹ giúp thị trường tạm hạ nhiệt. Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu nếu đàm phán không đạt kết quả. Theo đánh giá từ một số nhà phân tích, nhóm bất động sản khu công nghiệp đang đối mặt với áp lực lớn từ chính sách thuế quan, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và xu hướng điều chỉnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
KCN Phúc Long mở rộng của Phúc Long Group có diện tích khoảng 329 ha, dự kiến triển khai xây dựng từ quý IV/2025. Dự án này nằm tiếp giáp với KCN Phúc Long hiện hữu, ngay khu vực giao quốc lộ 1A và Vành đai 4 qua huyện Bến Lức.