Trung Quốc mở rộng phân khúc bán lẻ miễn thuế do tiêu thụ nước ngoài gián đoạn
Thị trường hàng miễn thuế của Trung Quốc đã đạt được mức tiêu thụ đáng kể ở nước ngoài, vốn đã bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19.
Dữ liệu chính thức cho thấy, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc đã ghi nhận 1,5 tỷ nhân dân tệ (230,8 triệu USD) chi tiêu miễn thuế ra nước ngoài trong kỳ nghỉ lễ hội mùa xuân vào tháng 2 năm nay, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.
Shen Xiaoming, Bí thư Thành ủy Hải Nam cho biết trong một cuộc họp báo ngày 19/4, doanh số bán hàng miễn thuế ra nước ngoài ở Hải Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm nay, cũng là năm thứ hai liên tiếp do các chính sách có lợi được tinh chỉnh tiếp tục thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.
Shen cho biết, doanh số bán hàng miễn thuế ra nước ngoài của địa phương có khả năng vượt 60 tỷ nhân dân tệ trong năm nay, tăng từ 30 tỷ nhân dân tệ năm ngoái, con số này đã tăng gấp đôi so với 15 tỷ nhân dân tệ vào năm 2019.
Ảnh minh họa.
Địa phương này trước đó đã tăng hạn mức mua sắm miễn thuế hàng năm cho mỗi người từ 30.000 nhân dân tệ lên 100.000 nhân dân tệ bắt đầu từ ngày 1/7 năm ngoái.
Danh mục hàng hóa miễn thuế cũng được mở rộng từ 38 mặt hàng lên 45 mặt hàng. Đáng nói, các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính xách tay cũng được thêm vào danh mục miễn thuế.
Đến năm 2025, thị trường miễn thuế ra nước ngoài của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 150 tỷ nhân dân tệ, theo một nghiên cứu từ CSC Financial Co Ltd.
Một số lượng lớn các công ty niêm yết của Trung Quốc, bị thu hút bởi tiềm năng tăng trưởng khổng lồ, đã nộp đơn xin cấp chứng chỉ kinh doanh miễn thuế ở các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông và Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc vào năm ngoái.
Ngoài các cơ sở kinh doanh hàng miễn thuế tại hệ thống sân bay, bến cảng và các đảo xa, mô hình cửa hàng miễn thuế mới ở thành phố cũng đang thu hút sự chú ý đáng kể.
Wang Yun, nhà nghiên cứu của Học viện Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô cho biết: "Các cửa hàng miễn thuế ở thành phố, thường nằm ở khu vực đô thị, được hưởng lợi từ sự thuận tiện trong giao thông và thời gian mua hàng hiệu quả hơn".
Trích dẫn triển vọng của những cửa hàng như vậy trong bối cảnh đất nước mở cửa hơn về lĩnh vực thương mại dịch vụ, Wang nhấn mạnh rằng việc phát triển nền kinh tế miễn thuế sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng đồng bộ của ngành ăn uống và du lịch địa phương.
Xem thêm: Trung Quốc: Kinh tế số là chìa khóa để phát triển quốc gia
Tùy Ý