Vì sao bà Pelosi gặp chủ tịch nhà sản xuất chip TSMC?
Chủ tịch Hạ việnHoa Kỳ , bà Nancy Pelosi đã rời Đài Loan (Trung Quốc) chiều ngày 3/8, kết thúc chuyến thăm 1 ngày gây nhiều tranh cãi, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Trong chuyến công du này, bà Pelosi đã gặp Chủ tịch TSMC Mark Liu, một dấu hiệu cho thấy chất bán dẫn cực kỳ quan trọng đối với an ninh quốc gia củaHoa Kỳ và càng làm nổi bật vai trò không thể thiếu của TSMC trong việc tạo ra những con chip tiên tiến nhất.
Chất bán dẫn vốn hiện diện trong nhiều thiết bị từ điện thoại thông minh đến ô tô và tủ lạnh, đã trở thành một lĩnh vực công nghệ quan trọng trong sự cạnh tranh củaHoa Kỳ và Trung Quốc trong vài năm qua. Gần đây, sự thiếu hụt chất bán dẫn đã thúc đẩyHoa Kỳ cố gắng bắt kịp châu Á và duy trì vị trí vượt trên Trung Quốc trong ngành này.
Chuyến thăm của Pelosi đến Đài Loan và cuộc gặp với TSMC cho thấyHoa Kỳ không thể làm điều đó một mình và sẽ yêu cầu hợp tác với các công ty châu Á thống trị các chip tiên tiến nhất.
TSMC là hãng sản xuất chip theo hợp đồng do các công ty khác thiết kế. TSMC có một danh sách dài các khách hàng từ Apple đến Nvidia, cùng một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Khi Mỹ bị tụt lùi trong lĩnh vực sản xuất chip hơn 15 năm qua, các công ty châu Á như TSMC và Samsung Electronics ở Hàn Quốc đã thúc đẩy các kỹ thuật sản xuất chip tiên tiến. Trong khi vẫn dựa vào các công cụ và công nghệ từHoa Kỳ, Châu Âu và các nơi khác, TSMC nói riêng, đã cố gắng củng cố vị trí của mình với tư cách là nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới.
Theo Counterpoint Research, TSMC chiếm 54% thị trường bán dẫn toàn cầu đưa Đài Loan chiếm khoảng 2/3 thị trường bán dẫn toàn cầu. Điều đó làm nổi bật tầm quan trọng của Đài Loan trên thị trường bán dẫn thế giới. Đó là lý do tại sao Pelosi quyết định gặp chủ tịch của TSMC.
Trung Quốc đã dành nhiều tuần để yêu cầu bà Pelosi không đến Đài Loan. Trong chuyến thăm của bà, Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng bằng cách thực hiện các cuộc tập trận quân sự.
Nhiều lo ngại rằng căng thẳng tại Đài Loan có thể ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc quyền lực thị trường chip toàn cầu, khiến Bắc Kinh có quyền kiểm soát công nghệ trước đây họ chưa từng có. Trên hết, một cuộc xung đột có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp chip tiên tiến cho phần còn lại của thế giới.
Abishure Prakash, nhà đồng sáng lập công ty tư vấn Trung tâm Đổi mới Tương lai nói với CNBC: “Rất có thể Trung Quốc sẽ tích hợp TSMC và công nghệ của nó vào ngành công nghiệp bán dẫn riêng của họ”. Trong khi đó, chủ tịch Mark Liu của TSMC nói với CNN rằng xung đột Đài Loan sẽ khiến nhà sản xuất chip ngừng hoạt động.
Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm lớn vào việc cung cấp dịch vụ sản xuất. Dưới thời Giám đốc điều hành Pat Gelsinger, Intel đã tìm cách cải tổ hoạt động kinh doanh xưởng đúc chip của mình sau khi bị TSMC bỏ lại phía sau trong nhiều năm.
Quốc gia này cũng đã tìm cách thuyết phục các công ty khác thiết lập xưởng trên đất của mình. TSMC hiện đang xây dựng một nhà máy sản xuất trị giá 12 tỷ USD ở Arizona để sản xuất chip tiên tiến.
Tuần trước, Hạ việnHoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Chips và Khoa học, trong đó có 52 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn ởHoa Kỳ và cải thiện khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.
Năm 2020, Washington đưa ra quy định yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip củaHoa Kỳ phải có giấy phép trước khi họ có thể bán chất bán dẫn cho gã khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc là Huawei. TSMC đã sản xuất chip xử lý điện thoại thông minh của Huawei. Nhưng sau động thái củaHoa Kỳ, TSMC không thể cung cấp chip cho Huawei nữa. Kết quả là, hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei bị ảnh hưởng.
Cùng năm đó, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) bị đưa vào danh sách đen xuất khẩu củaHoa Kỳ và bị hạn chế quyền tiếp cận các công nghệ quan trọng.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã coi việc thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của mình trở thành ưu tiên chiến lược với trọng tâm là khả năng tự lực và loại bỏ công nghệ củaHoa Kỳ. Vì thế, SMIC rất quan trọng đối với tham vọng của Trung Quốc.
Nhưng các biện pháp hạn chế đã khiến SMIC không thể tạo ra những con chip tiên tiến nhất như TSMC đã làm. Kết quả là, SMIC vẫn đi sau các đối thủ nhiều năm. Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc vẫn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ nước ngoài.
Hoa Kỳ đang tìm cách thiết lập quan hệ đối tác về chất bán dẫn với các đồng minh ở châu Á bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc như một cách đảm bảo nguồn cung các linh kiện quan trọng để duy trì vị thế dẫn đầu so với Trung Quốc.
Theo chuyên gia Prakash, TSMC bị kẹt giữa sự cạnh tranh giữaHoa Kỳ và Trung Quốc và có thể buộc phải chọn bên nào.
“Trên thực tế, một công ty như TSMC đã có sự lựa chọn. Họ đang đầu tư vàoHoa Kỳ để hỗ trợ việc sản xuất chip của Mỹ” Prakash nói.
“Càng ngày, các công ty càng có ý thức hệ đối với những người mà họ làm việc cùng. Câu hỏi đặt ra là, khi căng thẳng tại Đài Loan gia tăng, liệu TSMC có thể duy trì vị thế của mình hay sẽ buộc phải điều chỉnh lại chiến lược địa chính trị của mình”.