Vì sao thị trường nông thôn được xem như `mỏ vàng` của doanh nghiệp bán hàng trực tuyến?
Dự báo tăng trưởng nhanh
Tuy nhiên, chị Thanh cũng còn băn khoăn là do ở vùng nông thôn hẻo lánh nên việc nhận hàng sau khi đặt mua online vẫn còn khá chậm. Cho nên, chị chỉ chọn mua những mặt hàng không cần quá gấp cho việc tiêu dùng.
Nhưng có vẻ như câu chuyện này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, trong khi đây lại là một khu vực đầy tiềm năng cho mua sắm trực tuyến. Kết quả từ một cuộc khảo sát mới đây của Google rất đáng chú ý khi cho rằng khu vực nông thôn Việt Nam sẽ là một thị trường chủ chốt cho tăng trưởng mua sắm trực tuyến, với một mức tăng trưởng nhanh gấp đôi các thành phố lớn. Nhất là khi số người dùng Internet ở vùng nông thôn như chị Thanh ngày càng được phổ biến.
Không chỉ có Google mới có nhận định về triển vọng tăng trưởng bán hàng trực tuyến ở khu vực nông thôn thông qua việc phổ biến sử dụng Internet và smartphone, cách đây 2 - 3 năm cũng đã có những nhận định về triển vọng này từ các công ty nghiên cứu thị trường.
Khảo sát của Công ty Q&Me tại Việt Nam từ 2017 đã cho thấy rằng tại cả thành thị và nông thôn, tỉ lệ sở hữu smartphone đạt hơn 90% do sự phổ biến của thị trường smartphone hiện nay. Theo đó, xu hướng kết nối internet tại nông thôn hầu hết chỉ thông qua smartphone.
Và smartphone vẫn là thiết bị quan trọng nhất để khách hàng khu vực nông thôn kết nối internet. Zalo vẫn là nền tảng xã hội trực tuyến có đông đảo người tiêu dùng nông thôn sử dụng, khác với khu vực thành thị chuộng sử dụng Facebook.
Vì sao doanh nghiệp vẫn chưa thành công
Nông thôn chiếm 68% dân số và 54% doanh số hàng tiêu dùng nhanh, là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành công ở thị trường này, bởi mấy lý do:
Thứ nhất, chưa nghiên cứu kỹ để thấu hiểu khách hàng, từ đó chọn đúng phân khúc và sản phẩm phù hợp để tiếp thị và bán hàng. Nhiều doanh nghiệp thành công với những sản phẩm được ưa chuộng ở thành thị, nhưng lại thất bại ở nông thôn. Trong khi nhiều tập đoàn bán lẻ của Hàn Quốc, Nhật Bản lại tỏ ra nhanh nhạy khi tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng nên việc đưa hàng về nông thôn ít gặp trở ngại.
Thứ hai, thị trường nông thôn đòi hỏi đầu tư nguồn lực tốn kém, nhất là nhân sự, nên nhiều doanh nghiệp hạn chế thông tin, làm giảm hiệu quả kinh doanh lâu dài. Phần lớn doanh nghiệp theo lối tư duy cũ, lỗi thời là ủy thác cho đại lý mà thiếu “cánh tay nối dài” trong việc chăm sóc khách hàng
Thứ ba, chưa khai thác tốt kênh truyền thông online trong khi ngày càng nhiều khách hàng sử dụng internet và smartphone. Theo điều tra, hiện nay ở nông thôn có 22,5 triệu người sử dụng Facebook và ở thành thị là 23,5 triệu người. Đó là cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng kênh bán hàng thông qua online, kể cả bán hàng online.
Thứ tư, nhiều doanh nghiệp dựa vào sự khen chê theo cách truyền miệng mà thiếu chủ động truyền thông về hàng hóa nên kết quả kinh doanh được chăng hay chớ. Thông điệp trung thực, phù hợp, không mang tính chủ quan là một yếu tố quan trọng để hàng hóa tiêu thụ tốt ở nông thôn
Thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường cho thấy, hiện tại, có hơn 90% hộ gia đình ở nông thôn sở hữu một chiếc tivi và 57% trong số đó có kết nối với hơn 10 kênh truyền hình. Bên cạnh đó, có hơn 90% người tiêu dùng nông thôn sở hữu một điện thoại di động và 50% trong số đó là smartphone. Không chỉ vậy, người tiêu dùng nông thôn khát khao được sống lối sống của người thành thị. Có khoảng 77% người tiêu dùng nông thôn muốn được thử sử dụng các sản phẩm mới và 95% đánh giá cao việc có nhiều loại sản phẩm để lựa chọn.
doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh bằng cách xây dựng hệ thống phân phối, hệ thống bán hàng mới song song với các kênh quảng bá thương hiệu. Để khai thác tốt thị trường nông thôn, các doanh nghiệp khác ngành nghề nên liên kết để xây dựng hệ thống bán hàng.
Vì khi đã có hệ thống bán hàng xuyên suốt, doanh nghiệp sẽ ổn định sản xuất, tránh tình trạng lúc phải làm hết công suất nhưng lúc chẳng sản xuất được bao nhiêu. Như vậy vừa có đơn hàng tốt vừa giảm được chi phí quản lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải hiểu được nhu cầu, mức sống, khả năng chi tiêu của người tiêu dùng nông thôn để làm ra đúng sản phẩm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của họ với giá hợp lý.
Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ và internet ở mọi vùng miền trên cả nước, mạng 3G và 4G ngày càng dễ tiếp cận tương thích với thiết bị di động tạo nên cơn sốt mới với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Các doanh nghiệp cũng nên tận dụng cơ hội và lợi thế này để thúc đẩy và mở rộng thị trường nông thôn, thậm chí xem đây là hướng đi quan trọng để nâng cao doanh số và tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn.
Xem Thêm: Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành hàng bán lẻ và tiêu dùng nhanh tăng 50% trong quý 3/2020
Nguyễn Dung(t/h)