Vinamilk chi bao nhiêu tiền cho quảng cáo, khuyến mại trong nửa đầu năm 2023?

Lạc Lạc 08:20 | 30/07/2023 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong bối cảnh thị trường cả trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn do nhu cầu giảm sút và chi tiêu thắt chăt, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM) vẫn chi hàng trăm tỷ cho quảng cáo và khuyến mại nhằm nhanh chóng lấy lại thị trường.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, Vinamilk ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 15.213 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng đến từ các ngành hàng chính như sữa đặc, sữa tươi, sữa thực vật và sữa chua.

Giá vốn đầu vào cũng tăng 2% lên 9.045 tỷ. Lãi gộp tăng nhẹ lên 6.150 tỷ. Biên lãi gộp được cải thiện lên 43% từ 40,7% cùng kỳ năm trước. Theo phân tích cuối tháng 6, SSI Research cho rằng biên lãi của Vinamilk sẽ được cải thiện do tác động của chi phí tồn kho đối với nguyên liệu thô nhập khẩu thấp hơn. 

Doanh thu tài chính hợp nhất quý II đạt 384 tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Các biến động thu nhập trong hoạt động tài chính chủ yếu đến từ lãi tiền gửi và chi phí lãi vay cao hơn so với cùng kỳ.

Trừ chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk đạt 2.229 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2022. 

Nửa đầu năm 2023, doanh nghiệp sữa đã dành 6.142 tỷ đồng cho chi phí bán hàng. Trong đó 4.462 tỷ cho cho phí dịch vụ khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng; 430 tỷ cho chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường. 

Trong lịch sử hoạt động, Vinamilk là một trong số các doanh nghiệp dành khá nhiều tiền cho chi phí bán hàng, marketing và quảng cáo, con số này thậm chí còn trên chục nghìn tỷ trong giai đoạn 2018-2021. Sang năm 2022, Vinamilk đã tiết giảm 11% chi phí bán hàng để tối ưu hoá lợi nhuận, nhưng chi phí hỗ trợ bán hàng, khuyến mãi và quảng cáo vẫn chiếm phần lớn với 1.226 tỷ đồng. 

 Chi phí quảng cáo và khuyến mãi chiếm tỷ trong khá lớn trong chi phí bán hàng của Vinamilk. Ảnh: Trang Mai tổng hợp từ BCTC doanh nghiệp

Trong phân tích doanh nghiệp đầu tháng 7, Chứng khoán VietCap (VCSC) cho rằng bộ nhận diện mới sẽ giúp Vinamilk thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty.

VCSC cho rằng VNM cần thực hiện những hoạt động quảng cáo và khuyến mãi hiệu quả cũng như duy trì chất lượng sản phẩm.

Trong báo cáo trước đó, VCSC đã kỳ vọng Vinamilk sẽ dần lấy lại thị phần từ năm 2024 và dự báo doanh thu của công ty sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 6% trong giai đoạn 2023-2027.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 29.167 tỷ đồng và 4.135 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 46% và 48% kế hoạch cả năm đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên. 

Tính đến 31/6/2023, Vinamilk có tổng tài sản gần 51.000 tỷ, trong đó tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm hơn 42% với 21.464 tỷ. Trong nửa đầu năm khoản tiền gửi đã mang về gần 708 tỷ tiền lãi. Khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ lên 6.142 tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp chỉ trích lập 14% dự phòng khó đòi. 

Hàng tồn kho ghi nhận 6.320 tỷ, chiếm phần lớn và nguyên vật liệu và thành phẩm. 

Nợ phải trả của doanh nghiệp là 14.309 tỷ đồng, vay ngắn hạn và dài hạn 6.407 tỷ, chủ yếu từ các ngân hàng trong và ngoài nước. Chi phí cho lãi vay tính đến hết quý II là 178 tỷ đồng. Thuế phải nộp ngân sách 1.616 tỷ cùng một số chi phí khác. 

Vốn chủ sở hữu ghi nhận 36.660 tỷ, gồm 21.000 tỷ vốn cổ phần, 6.558 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, gần 5.700 tỷ cho quỹ đầu tư phát triển,...