Vinatex: Đơn vị nòng cốt, gắn liền với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam
Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex là gì?
Tập đoàn Dệt May Việt Nam có tên gọi tắt Vinatex (The Vietnam National Textile and Garment Group là tên giao dịch tiếng Anh đầy đủ).
Vinatex là một Tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam, tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt-May Việt Nam; gần 120 công ty con, công ty liên kết và các đơn vị nghiên cứu đào tạo.
Trong đó bao gồm nhiều các CTCP, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất – kinh doanh hàng dệt may, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may đến hoạt động hoạt động đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; … [1]
Tập đoàn Dệt may Việt Nam với tên gọi tắt là Vinatex.
Cuối năm 2005, Tập đoàn Dệt May chính thức được thành lập nhưng trước đó, Tổng công ty Dệt May Việt Nam được thành lập như một tổng công ty 91 - tiền thân của tập đoàn Vinatex đã hình thành từ đầu thập niên 1990 với ý đồ thành lập một tập đoàn kinh doanh mạnh trong ngành công nghiệp dệt và may mặc.
Do đó, Vinatex luôn giữ vị trí nòng cốt, đóng góp đáng kể và có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với tổng thể ngành Dệt may Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển Vinatex
Các mốc sự kiện chính trong lịch sử Vinatex có thể kể đến như là:
Tháng 4 năm 1995: Theo Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam - tiền thân của Vinatex được thành lập trên cơ sở sáp nhập các doanh nghiệp thuộc Liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu May và Tổng Công ty Dệt Việt Nam.
Tháng 6 năm 2000: Tổng Công ty Dệt May Việt Nam vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2000 theo Quyết định số 222/KT-CTN ngày 08/6/2000.
Tháng 10 năm 2005: Tổng Công ty Dệt May Việt Nam nhận Huân chương Hồ Chí Minh năm 2005 theo Quyết định số 1240/QĐ-CTN ngày 11/10/2005 của Chủ tịch nước.
Tháng 12 năm 2005: Trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Dệt May Việt Nam và các đơn vị thành viên, Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập theo "Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - Công ty con" ngày 02/12/2005, cùng ngày theo Quyết định số 316/2005/QĐ-TTg, Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng được thành lập.
Quá trình hình thành và phát triển Vinatex.
Tháng 5 năm 2010: Tập đoàn Dệt May Việt Nam vinh dự nhận Huân chương Sao vàng năm 2010 của Chủ tịch nước theo Quyết định số 546/QĐ-CTN ngày 05/5/2010.
Tháng 6 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 974/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 về việc chuyển Công ty Mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) thành Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Tháng 2 năm 2013: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 320/QĐTTg ngày 8/02/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai doan 2013-2015.
Tháng 10 năm 2013: Chính phủ ban hành Nghị định số 118/NĐCP ngày 9/10/2013 về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Tháng 5 năm 2014: Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam được phê duyệt phương án cổ phần hóa sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 646/QĐTTg ngày 06/5/2014.
Tháng 9 năm 2014: Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện thành công bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào ngày 22/9/2014.
Tháng 1 năm 2015: Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần đầu ngày 08/01/2015 và được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần vào ngày 29/01/2015.
Tháng 12 năm 2015: Tập đoàn Dệt May Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng lao động theo Quyết định số 2688/QĐ-CTN ngày 02/12/2015 của Chủ tịch nước.
Tháng 3 năm 2016: Tập đoàn Dệt May Việt Nam thành lập Công ty TNHH Tổng Công ty Dệt May Miền Bắc theo Quyết định số 203/QĐ-TBDMVN, thành lập Công ty TNHH Tổng Công ty Dệt May Miền Nam theo Quyết định số 206/QĐ-TBDMVN.
Đơn vị gắn liền với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam.
Tháng 8 năm 2016: Tập đoàn Dệt May Việt Nam triển khai dự án Tư vấn Nâng cao năng lực quản lý và Quản trị doanh nghiệp” với đơn vị tư vấn E&Y Việt Nam,
Tháng 1 năm 2017: Với mã chứng khoán VGT, cổ phiếu Tập đoàn Dệt May Việt Nam chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM.
Tháng 5 năm 2017: Trong Chương trình “Vinh danh Việt Nam năm 2017", nhờ thành tích đưa thương hiệu Việt Nam đến các thị trường trên thế giới, Tập đoàn Dệt May Việt Nam được vinh danh là trong 30 tổ chức tiêu biểu của cả nước trong 30 năm đổi mới.
Tháng 11 năm 2018: Vinatex được Bộ Công Thương chuyển giao về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) ngày 23/11/2018.
Hiện nay, hai vị trí chủ chốt nhất trong ban lãnh đạo của Vinatex là ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT và ông Đặng Vũ Hùng - Tổng giám đốc của Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Vinatex trong năm đại dịch: Vượt qua khó khăn và tìm đường phục hồi
Do dịch bệnh Covid – 19 lan rộng trên toàn cầu khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, Tập đoàn Vinatex nói riêng và toàn ngành Dệt may nói chung đều chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề trong năm 2020.
Lợi nhuận Vinatex trong quý I/2021.
Theo đó, riêng quý 4/2020 Vinatex có doanh thu giảm 34% so với quý 4/2019 khi thu về 3.637 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp chỉ giảm 8,6% so với cùng kỳ 2019, còn 367 tỷ đồng nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn mức giảm của doanh thu thuần.
Trong cả năm 2020, Vinatex ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay khi doanh thu thuần giảm 26% so với cùng kỳ đạt 13.972 tỷ đồng, LNST đạt 569 tỷ đồng trong đó thuộc về công ty mẹ là 281 tỷ đồng giảm 46% so với năm 2019.
Tuy nhiên, bước vào quý I/2021, ngành dệt may có dấu hiệu phục hồi giúp lãi 200 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 385,7 tỷ đồng, tăng 6% so với quý 1/2020 do tiết kiệm giá vốn, chi phí tài chính cũng giảm mạnh từ 146 tỷ đồng xuống còn gần 74 tỷ đồng.
Xem thêm: Vingroup dự tính thu về 180 tỷ đồng từ việc bán bớt 12 triệu cổ phiếu của Vinatex
Phương Thúy