Xét xử vụ gang thép Thái Nguyên: Cựu tổng giám đốc TISCO phủ nhận trách nhiệm

22:35 | 12/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Liên quan đến vụ gang thép Thái Nguyên, bị cáo Trần Trọng Mừng (cựu Tổng Giám đốc TISCO) phủ nhận trách nhiệm tách hợp đồng vì thời điểm đó đã nghỉ hưu đồng thời đề nghị HĐXX xem xét lại nội dung truy tố.

Chiều nay (12/4), phiên tòa xét xử vụ án thất thoát 830 tỷ đồng xảy ra tại Ban quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO) tiếp tục với phần thẩm vấn.

Cáo trạng xác định, ông Trần Trọng Mừng với nhiệm vụ, quyền hạn là TGĐ Công ty Gang thép Thái Nguyên- TISCO (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả dự án.

Trước cáo buộc như trên, bị cáo Trần Trọng Mừng (cựu Tổng Giám đốc TISCO) đề nghị HĐXX xem xét lại nội dung truy tố “Bị cáo là người chủ trì thực hiện, người tổ chức ký kết điều chỉnh hợp đồng”.

Bị cáo khai, dự án giai đoạn hai gồm 22 gói thầu nhưng có hai gói thầu lớn. Gói thầu 2, TISCO đã ký với Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) hợp đồng EPC - hợp đồng trọn gói “chìa khóa trao tay” và có giá không đổi trong quá trình thực hiện.

 

Vụ gang thép Thái Nguyên: Lời khai Cựu tổng giám đốc TISCO

Cựu Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC số 01, MCC đã vi phạm do sau hơn 11 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực. Cụ thể, MCC vẫn chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ nào, chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, không đặt hàng chế tạo máy móc thiết bị, không triển khai thi công các hạng mục của gói thầu, mà rút hết người về nước và nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và tăng giá hợp đồng không có căn cứ...

“Cáo trạng nói tôi là chủ mưu, cầm đầu, tổ chức thực hiện điều chỉnh hợp đồng EPC là không đúng... Bị cáo phủ nhận trách nhiệm trong việc tách hợp đồng vì thời điểm đó, bị cáo đã nghỉ hưu”, ông Mừng khai.

Bị cáo Mừng khai rằng, sau khi MCC vi phạm, TISCO đã có văn bản nhắc nhở, báo cáo việc này với Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS). Trong khi TISCO đã đề nghị xem xét, phạt MCC nhưng nhận được chỉ đạo từ VNS và Bộ Công thương là tìm mọi biện pháp để tháo gỡ khó khăn nên

Bị cáo Mừng cho hay, khi MCC vi phạm hợp đồng, TISCO đã báo cáo các cấp có thẩm quyền để cùng tháo gỡ khó khăn. Tại tờ trình gửi Bộ Công thương và VNS, TISCO đã kiến nghị xem xét dừng hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, yêu cầu bồi thường toàn bộ thiệt hại, đồng thời đã chuẩn bị phương án kiện MCC ra Tòa án quốc tế, và hợp đồng không được thực hiện sẽ chấm dứt hợp đồng.

Bị cáo khẳng định, đã ký tờ trình gửi Bộ Công thương và VNS kiến nghị xem xét đề nghị MCC thực hiện 5 nội dung cụ thể: xem xét lại tiến độ, khẩn trương đưa người có trách nhiệm sang điều hành dự án, hoàn chỉnh các hạng mục còn lại, khẩn trương đặt hàng thiết bị cho gói thầu, nhanh chóng tìm kiếm nhà thầu phụ cho phần C. Nếu MCC không thực hiện thì TISCO sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền để cho dừng hợp đồng.

Lý giải về việc tách phần C hợp đồng, bị cáo nói được thực hiện căn cứ vào hướng dẫn thông tư 09 của Bộ Xây dựng. Việc điều chỉnh hợp đồng tăng thêm 15,6 triệu USD dựa vào số liệu do VINAINCON tính toán. Các bị cáo có báo cáo HĐQT và được VNS thẩm định, báo cáo Chính phủ đó là số liệu đáng tin cậy.

Ông Mừng khai, VINAINCON có tờ trình xin làm nhà thầu phụ và khi đó, đơn vị này được nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang giới thiệu.

“Trước khi nghỉ hưu, bị cáo có ký công văn gửi VNS báo cáo quá trình thực hiện dự án và đề nghị VINAINCON là nhà thầu phụ, đề nghị điều chỉnh phần C theo hình thức trọn gói (điều chỉnh 1 lần). Bị cáo chưa bao giờ đề nghị điều chỉnh phần C theo đơn giá bởi nếu điều chỉnh theo đơn giá thì sẽ không đảm bảo, khiến cho nhà thầu làm việc chậm tiến độ”, bị cáo Mừng khai.

Cáo trạng cáo buộc, khi Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) vi phạm hợp đồng bị cáo Mừng vẫn chỉ đạo đàm phán với MCC để tách phần C ra khỏi Hợp đồng EPC số 01#, TISCO tổ chức thực hiện và chịu rủi ro.

Ông Mừng còn ký các văn bản báo cáo Tổng công ty thép Việt Nam (VNS) và Bộ Công Thương đề nghị báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh giá đối với phần C của Hợp đồng; giới thiệu và chấp thuận VINAINCON không đủ năng lực làm nhà thầu phụ thực hiện phần C theo đơn giá.

Cáo buộc xác định điều khoản chủ đầu tư phải chịu chi phí phần C của Hợp đồng EPC số 01# không có cơ sở pháp lý, không đúng quy định của Hợp đồng EPC số 01#.

Hành vi sai phạm của ông Mừng được coi là nguyên nhân dẫn đến việc TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư; không ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu về tiến độ, giá trị hợp đồng, làm dự án phải dừng thi công, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.


 

Xem thêm: Xét xử vụ gang thép Thái Nguyên: Vì sao tòa từ chối triệu tập nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải

 

Hà Ly