Ấn Độ kéo dài chính sách ngoại thương thêm một năm do COVID-19
Chính sách Ngoại thương của Ấn Độ thường được ban hành 05 một lần, chính sách hiện tại có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 năm 2015 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid 19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp tại Ấn Độ, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định kéo dài chính sách này.
Chính sách Ngoại thương của Ấn Độ giai đoạn 2015 -2020 quy định một số nội dung nổi bật như đơn giản hóa và sáp nhập các phương án khuyến khích và hỗ trợ trong hoạt động xuất khẩu gồm 2 chương trình nổi bật là Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ Ấn Độ (MEIS) và Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ từ Ấn Độ (SEIS).
Ấn Độ cho phép thưởng cho các hoạt động xuất nhập khẩu với các loại hàng hóa và thị trường nhất định được đề cập trong Phụ lục 1 của MEIS, theo đó, nhà xuất khẩu sẽ được trả lại theo phần trăm quy định tương ứng với giá trị FOB của tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu, và thưởng xuất khẩu, trong đó, thưởng cao hơn cho các dòng sản phẩm sản phẩm nông nghiệp; sản phẩm có nhiều giá trị gia tăng; sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm công nghiệp năng lượng; sản phẩm công nghệ cao…
FTP 2015 – 2020 cũng yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại và kinh doanh. Các sáng kiến đã được giới thiệu để giảm chi phí giao dịch như: Nộp hồ sơ và đăng ký trực tuyến, giảm giấy tờ hành chính 24x7 áp dụng cho các doanh nghiệp nằm trong diện FTP; làm việc trực tuyến liên bộ cho việc phê chuẩn xuất khẩu các mặt hàng của SCOMET, và ủy quyền xuất nhập khẩu; đơn giản hóa các thủ tục, quy trình, số hóa và chính phủ điện tử cho các hoạt động xuất nhập khẩu…

Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.