UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 với việc phát triển hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội với nguồn vốn khoảng 12.500 tỷ đồng.
Trong dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh vừa gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, Tp.Hồ Chí Minh kiến nghị tăng thu thuế nhà, đất mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng hoặc bất động sản thứ hai trở lên. Đề xuất của UBND Tp.Hồ Chí Minh về thí điểm đánh thuế căn nhà thứ 2 lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận cho dù đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện thu thuế bất động sản được đề cập tới. Hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến đa chiều xung quanh vấn đề này và mong muốn duy nhất là phải tránh tác động “ngược”, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản vốn đang gánh nhiều khó khăn.
Trước tình trạng giá bán cao dẫn đến hoạt động giao dịch ảm đạm, kể từ quý IV/2022, một số chủ đầu tư đã có sự điều chỉnh trong giá bán đối với phân khúc biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội. Mặc dù vậy, thanh khoản của phân khúc này được dự báo vẫn khó trong năm 2023.
Các ngân hàng thương mại sẽ bố trí khoản tài chính 55.000 tỷ đồng trong tổng số 110.000 tỷ đồng cho các chủ đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) vay ưu đãi, để phát triển dự án.
Trong bối cảnh đang khan hiếm nguồn cung căn hộ giá rẻ, TP HCM tập trung gỡ vướng cho các dự án nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu an cư cho người lao động.
Chuyên gia kỳ vọng nghị quyết sẽ đưa ra những đề xuất cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, bởi xử lý được các vấn đề của thị trường này sẽ hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
UBND TPHCM đã tổ chức họp với chủ đầu tư 7 dự án để giải quyết các vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Đáng chú ý, có 2 dự án liên quan đến Công ty CP Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland) xin gỡ vướng về pháp lý.
Mặc dù tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sắp triển khai nhưng đất nền xung quanh tuyến đường này đang có dấu hiệu đi xuống cả về giá bán và mối quan tâm.