Bloomberg: Năm 2021, nền kinh tế Việt Nam có thể đối mặt với mức rủi ro lạm phát rất cao
Theo Bloomberg, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà đạt được mục tiêu của Chính phủ trong năm, với việc các quan chức chuẩn bị cho sự phục hồi sau đại dịch có thể đưa lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Theo ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ GDP của Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm quốc nội vẫn có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% mà Chính phủ kỳ vọng trong năm nay. Ông chỉ ra những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi đang tiếp tục, bao gồm cả xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 3 tại một số địa phương đã gây khó khăn trong quý đầu tiên, khi nền kinh tế đã tăng trưởng 4,48% so với cùng kỳ năm ngoái, cùng một tốc độ như quý cuối cùng của năm 2020, người đứng đầu cơ quan thống kê Nguyễn Thị Hương nói với các phóng viên tại Hà Nội. Trong khí đó các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát đã kỳ vọng 5,7%.
Nền kinh tế Việt Nam 2021 dự báo sẽ đối mặt với rủi ro lạm phát trong nhất từ trước đến nay. Ảnh: Bloomberg
Ông Vishnu Varathan, Trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại ngân hàng Mizuho - Nhật Bản cho biết: “Sự sụt giảm trong GDP quý đầu tiên của Việt Nam không phải là lý do đáng để báo động bởi vì tất cả sự mơ hồ về một sự phục hồi gập ghềnh và không đồng đều trên toàn cầu cũng như ở châu Á, Việt Nam vẫn được đánh giá là vượt trội hơn hầu hết khu vực”.
Mặc dù có thể có một số trục trặc do gián đoạn chuỗi cung ứng, nhưng “sự thiếu hụt nguồn cung chip có thể sẽ chuyển thành sản xuất bắt kịp ở hạ nguồn, với xuất khẩu của Việt Nam có khả năng tiếp tục thúc đẩy phục hồi tăng trưởng”.
Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới không giảm trong năm ngoái do đại dịch. Đầu tháng này, Moody's Investors Service đã nâng triển vọng Việt Nam từ tiêu cực lên tích cực, đồng thời khẳng định xếp hạng 3, cho rằng đất nước này sẽ được hưởng lợi từ những chuyển dịch toàn cầu trong sản xuất, thương mại và tiêu dùng sau đại dịch.
Trước động thái của Moody, Bộ Tài chính cam kết “tiếp tục theo đuổi các chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”. Quốc hội đã đặt mục tiêu chính thức tăng trưởng 6% trong năm nay, nhưng chính phủ hy vọng sẽ đẩy lên mức 6,5%.
“Nền kinh tế Việt Nam mất một chút động lực trong quý đầu tiên do một đợt bùng phát virus mới, nhưng với làn sóng mới nhất đã dập tắt và hầu hết các hạn chế hiện được dỡ bỏ, nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ trong những quý tới”, theo Gareth Leather, chuyên gia kinh tế châu Á cấp cao của Capital.
Tuy nhiên, sự phục hồi của nhu cầu trong nước và toàn cầu có thể đẩy lạm phát lên cao tới 7,8% vào tháng 12, các quan chức cho biết. Đó sẽ là mức cao nhất kể từ năm 2012, theo dữ liệu được Bloomberg theo dõi, vượt xa mục tiêu 4% cho năm nay.
Sau khi giảm tốc, Việt Nam bắt đầu tăng tốc. Nguồn: Văn phòng Tổng cục Nhựa Việt Nam. Lưu ý: Con số năm 2021 là mức trung bình dự báo gần đây nhất của chính phủ là 6% - 6,5%
Bà Nguyễn Thu Oanh, Trưởng phòng lạm phát của văn phòng, cho biết áp lực giá có thể tăng nhanh vào cuối năm do giá dầu tăng và nhu cầu trong nước cũng như toàn cầu dự kiến sẽ tăng. Bà nói, chính phủ sẽ phải tránh tăng giá một số dịch vụ công, chẳng hạn như giáo dục và y tế, để kiềm chế lạm phát vào cuối năm nay.
Các chi tiết khác từ báo cáo:
Xuất khẩu tăng 19,2% trong tháng 3 so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu tăng 27,7%. Nước này thặng dư thương mại 400 triệu đô la trong tháng, thấp hơn kỳ vọng 1 tỷ đô la.
Giá tiêu dùng tăng 1,16% trong tháng 3.
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, xuất khẩu tăng 22% so với năm trước và nhập khẩu tăng 26,3%.
Sản xuất - đặc biệt là thiết bị điện tử, điện thoại và phụ kiện - là động lực chính của tăng trưởng quý đầu tiên, tăng 9,45% so với một năm trước đó.
Vốn FDI cam kết tăng 18,5% trong quý đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi vốn FDI giải ngân tăng 6,5%.
Cho vay ngân hàng tăng 1,47% từ cuối năm 2020 đến ngày 19 tháng 3, so với 0,68% trong giai đoạn đầu năm.
Hải Yến (Theo Bloomberg)