Bộ Giao thông Vận tải công bố 10 cảng cạn Việt Nam

Quang Toàn 20:03 | 13/05/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Có 10 cảng cạn (ICD) nằm trong danh mục bao gồm cảng cạn Hải Linh; cảng cạn Km3+4 Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng; cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình.

Như vậy, so với Quyết định 1041/QĐ-BGTVT-ĐT của Bộ Giao thông Vận tải năm 2020 về việc Công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam, năm 2022 đã có thêm Tân cảng Quế Võ.

Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải có Quyết định số 1543/QĐ-GTVT-ĐT công bố mở cảng cạn Tân cảng Quế Võ (đóng tại xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) với mục tiêu khai thác, kinh doanh dịch vụ và thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng cạn phù hợp với quy định.

Đây là cảng nội địa nằm trên hạ lưu sông Đuống, giáp Quốc lộ 18, nằm gần các khu công nghiệp thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Do đó, cảng cạn Tân cảng Quế Võ sẽ là cảng đích, trung tâm kiểm hóa tập trung, tập kết container (cả hàng và rỗng), điểm thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu của các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh thành lân cận.

Hoạt động của cảng cạn Tân cảng Quế Võ và các cảng sông khác sẽ gắn liền với hoạt động vận chuyển container bằng sà lan trên tuyến đường thủy nội địa sông Cấm - sông Kinh Thầy - sông Đuống.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, ICD là viết tắt của Inland Container Depot, được hiểu là cảng cạn hay cảng nội địa, cảng khô. Theo quy định hiện hành cảng cạn được hiểu như sau: Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đấu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng đường thuỷ nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt. Đồng thời, ICD còn giữ chức năng tương tự như cửa khẩu đối với các lô hàng được xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển…