Cách khởi nghiệp “khác người” của CEO thời trang giữa mùa dịch Covid-19

07:00 | 13/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đại dịch Covid - 19 là một phép thử sức khoẻ của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã ngã ngựa, một số phải chuyển đổi loại hình kinh doanh hoặc từ bỏ kinh doanh. Ấy vậy có một doanh nghiệp non trẻ CAESA vẫn tự tin Starup với phương châm “Thay vì ngồi chờ, hay đương đầu với nó”.

Ngày 20/9/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg, theo đó, hằng năm sẽ lấy ngày 13/10 là “Ngày doanh nhân Việt Nam”. Quyết định này nhằm phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Ngày Doanh nhân Việt Nam được ra đời với mục đích giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.

Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã nỗ lực vượt qua thử thách, khó khăn đưa sản xuất kinh doanh từng bước ổn định và vươn lên đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tất cả ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế và lan tỏa hình ảnh tốt đẹp của doanh nhân ra toàn xã hội.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn, đã và đang hoành hành, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và khiến cho nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ lao đao. Không ít các doanh nghiệp phải chọn cách thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự hay tuyên bố phá sản. Ấy vậy mà có những doanh nghiệp lại khởi nghiệp giữa thời điểm cả thế giới đang "gồng mình" trước đại dịch Covid-19.

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Vũ Quang Nguyên – CEO Công ty TNHH Thời trang Xuất khẩu CAESA nhằm chia sẻ những thông điệp tích cực, ý nghĩa và kinh nghiệm từ phía vị lãnh đạo hãng thời trang này.

 

CEO  Quang Nguyên  trong buổi khai trương Showroom thứ hai trong  mùa dịch Covid-19 tại  Thanh Hoá

-Là “thuyền trưởng” dẫn dắt một con tàu như Thời trang CAESA, ông có nhận định như thế nào về sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong thời điểm vừa qua, đặc biệt trong thời gian qua bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dịch Covid-19?

-Với vai trò phát triển hệ thống chuỗi của CAESA ra thị trường, Caesa đang có những nỗ lực hết mình để phát triển bền vững dựa trên nội lực sẵn có. Tất cả những chiến lược, những bước đi đều phải được tính toán và cân nhắc hết sức cẩn thận và cụ thể. Cũng như các doanh nghiệp khác, khi mạng xã hội và các nền tảng Social phát triển mạnh mẽ thì Caesa cũng đang hướng tới các kênh phân phối TMĐT (Thương mại điện tử). Caesa đang làm việc với các sàn TMĐT để phát triển gian hàng Official trên đó. Tôi hi vọng qua những kênh TMĐT mới, chúng tôi tiếp cận và được phục vụ nhiều khách hàng hơn nữa. Từ đó nâng cao nhận diện về thương hiệu Caesa trên thị trường thời trang Nam cao cấp.

Trong thời gian qua, phong trào Startup phát triển rất mạnh. Bạn bè của tôi cũng từ bỏ những vị trí công việc hiện tại để xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Đó là điều rất hợp lý vì tuổi này đã đủ những điều kiện chín muồi để Starup. Va vấp đã có, quan hệ và kinh nghiệm đã có, những bài học đau đến rất đau đã gặp nên khi Strartup sẽ hạn chế những rủi ro gặp phải. Tôi cũng hi vọng Startup không phải là trào lưu nhất thời mà sẽ là sự nghiêm túc để phát triển lâu dài và bền vững. Qua đó những thế hệ trẻ hơn chúng tôi có cái nhìn rõ ràng hơn về Startup – Đừng biến nó thành phong trào, hãy coi đó là sự nghiệp nghiêm túc của bản thân.

Cũng như các doanh nghiệp khác, trong giai đoạn dịch bệnh, Caesa cũng tuân thủ các quy định phòng chống dịch của Chính phủ. Việc đó cũng gây ít nhiều khó khăn cho vận hành, tài chính và hàng hoá nhưng chúng tôi hiểu việc chống dịch quan trọng như thế nào. Xã hội có bình thường thì các doanh nghiệp mới có thể phát triển tốt được. Sau giai đoạn dịch, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thay đổi phương thức vận hành, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn với các hệ thống chuỗi trải rộng. Vừa qua, dịch là một phép thử sức khoẻ của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã ngã ngựa, một số phải chuyển đổi loại hình kinh doanh hoặc từ bỏ kinh doanh. Đó là điều rất đau xót nhưng cũng là chọn lọc rất rõ ràng. Một khi anh không có sức khoẻ thì việc ốm và yếu là hiển nhiên.

Qua đây, tôi cũng thấy việc tích luỹ và có nền tảng từ quá khứ là rất quan trọng để có thể đối phó với những thay đổi không ngờ tới trong tương lai. Caesa may mắn bởi từ lâu đã xây dựng được cộng đồng khách hàng trung thành và yêu quý Caesa. Điều đó tạo thành cộng đồng hoạt động thường xuyên. Trong quá trình nghỉ do dịch, có thể nói người Caesa chưa từng nghỉ ngày nào. Vẫn hoạt động Online liên tục và đều đặn như đang đi làm bình thường. Chúng tôi vẫn duy trì được doanh thu nhất định. Mục tiêu mà Caesa theo đuổi là: Xây dựng cộng đồng trước, hoạt động kinh doanh sau. Đó là kim chỉ nam cho các chiến lược phát triển của Caesa ra thị trường rộng lớn hơn.

-Nhiều chuyên gia nhận định, Covid-19 là một phép thử đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vậy quan điểm của ông về việc này như thế nào? CAESA đã làm những gì để có thể đương đầu trước những sóng gió thời gian qua?

-Như đã chia sẻ ở trên, đại dịch vừa qua như là một đợt khám sức khoẻ toàn diện cho doanh nghiệp: từ tiềm lực tài chính, phương thức quản lý, vận hành, các chiến lược kinh doanh và phát triển… Tất cả đều bị đại dịch làm cho thay đổi. Những chiến lược dài hạn đều phải tạm gác lại để đối phó với tình hình trước mắt trong bối cảnh dịch chưa có ngày kết thúc. Những doanh nghiệp nào linh hoạt thì sẽ thay đổi gần như toàn bộ: Cách vận hành từ offline sang online, quản lý thời gian sang quản lý hiệu quả công việc, thay đổi rõ rệt nhất là hành vi tiêu dùng của khách hàng… Và sau đó buộc các doanh nghiệp phải thích nghi và hoàn thiện theo mô hình mới, hoàn cảnh mới. Đơn giản như các nhà hàng ăn uống đã phải thay đổi hết từ kinh doanh tại chỗ sang phục vụ mua mang về… Người dân đã chuyển dần từ thói quen sử dụng tại chỗ sang mua về hoặc tự chế biến. Sau dịch, rất nhiều tài năng đầu bếp, làm bánh được phát hiện.

Caesa đứng trước đại dịch cũng rất lo lắng vì bị đình trệ hoạt động nhưng quan điểm của tôi là: Với những gì mình không kiểm soát được (đại dịch, thiên tai…, những yếu tố khách quan không kiểm soát…) thì mình bơ đi. Kiểu “Quảng gánh lo đi và vui sống” vậy. Chúng tôi thay đổi cách làm việc.

Thay vì bán hàng truyền thống, chúng tôi chuyển mạnh qua các hình thức TMĐT, ra mắt các sản phẩm mới cho KH pre-oder với giá tốt hơn, giao hàng sau khi hết dịch, tổ chức các chương trình đấu giá giữ/tăng tương các trên các Group. Một phần lan toả sản phẩm mùa dịch, một phần giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm với mức giá phải chăng và quan trọng – Tạo sự tương tác và liên kết cộng đồng không gián đoạn. Điều đó là cực kỳ quan trọng. Giai đoạn này, thay vì chi phí marketing, chúng tôi dành hết những chi phí đó vào trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng.

-Sau hơn quãng thời gian khởi nghiệp cho đến nay Thời trang CAESA, đâu là những điểm mốc đáng nhớ nhất của ông?

-Trong quá trình làm việc tại Caesa, điểm mốc đáng nhớ nhất của tôi là: Khai trương Caesa Hà Nội vào 10/5/2020. Ngay sau đó thì đại dịch bắt đầu lan rộng và ngày càng nguy hiểm. Sự ra mắt của Caesa Hà Nội đã được cân nhắc từ khi dịch mới chớm xuất hiện nhưng BLĐ quyết định: Thay vì ngồi chờ thì chúng ta đương đầu với nó.

Rồi đến Chương trình Gala cuối năm – Tri ân và gặp gỡ những người Khách hàng – những người bạn trên Group Caesa & Friends. Chúng tôi đã chuẩn bị mất hơn 2 tháng cho rất nhiều hạng mục và chương trình. Chương trình diễn ra vào sáng ngày 30/01/2021 những ngay trước đó đại dịch bùng phát. Chúng tôi đã dự trù mọi phương án và phương án cuối cùng là Huỷ bỏ Gala đó. Đêm 29/01/2021, khi chúng tôi chuẩn bị dựng sân khấu tại Khách sạn Sheraton nhưng trong tâm thế - chờ quyết định của Chính phủ - cho phép hay tạm dừng là chúng tôi dừng ngay. Tuy nhiên, may mắn là Chương trình vẫn được tổ chức và không xảy ra bất kỳ sự cố nào liên quan tới dịch. Chiều tối ngày 30/01/2021 thì có quyết định tạm dừng mọi hoạt động lễ hội…

Showroom  sản phẩm Thời trang  CAESA

Tương tự, khi chúng tôi khai trương Caesa Thanh Hoá vào ngày 30/4/2021 và tổ chức Gala Tropical tại FLC vào ngày 1/5/2021 cũng là trong lúc tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Cũng như lần trước, khi mọi sự đã yên ổn thành công thì dịch bùng lên và các hoạt động đều bị tạm dừng. Phải nói thật là cực kỳ lo lắng. Có lẽ các sự kiện của Caesa trong 2 năm gần đây đều dính tới đại dịch. Vạn sự khởi đầu nan – nhưng đúng là phải làm để đương đầu chứ không thể ngồi yên mà lánh nạn được.

-Yếu tố tiên quyết giúp cho Thời trang CAESA có được như ngày hôm nay?

-Đầu tiên là về sản phẩm: Chúng tôi lựa chọn chất liệu cực kỳ nghiêm khắc. Bản thân chúng tôi làm chuột bạch từ thời điểm ban đầu. Nếu chúng tôi sử dụng thấy “sướng” thì mới đưa ra thị trường phục vụ khách hàng. Rất nhiều sản phẩm đã phải ngậm ngùi đắp chiếu khi không đáp ứng được cảm giác “sướng”.

Ông  Quang Nguyên đánh  giá chất  lượng  luôn là yếu tố hàng  đầu  làm  nên thương hiệu

Thứ hai, là kiểu dáng và giá cả. Hiện tại chúng tôi đang dùng mọi chi phí Marketing, PR để dành cho trải nghiệm khách hàng và mua niềm tin từ họ. Chất lượng/Giá của Caesa đang rất cạnh trang trên thị trường. Cùng mức giá nhưng cảm giác trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm Caesa đang cực kỳ tốt.

Bên cạnh yếu tố về sản phẩm, giá cả thì dịch vụ sau bán hàng được Caesa cực kỳ tập trung và theo đuổi từ ngày đầu: Đổi trả khi không hài lòng, sẵn sàng cùng khách hàng tìm ra giải pháp cuối cùng để mang lại sự hài lòng cho họ.

Yếu tố quan trọng nhất là cộng đồng. Caesa tạo dựng cộng đồng tại nơi mình sẽ kinh doanh trước rồi mới kinh doanh bằng cách: Dùng thử sản phẩm, trải nghiệm các sản phẩm mới với giá cực hấp dẫn. Tạo nhóm khách hàng, chăm sóc và tương tác với họ như những người bạn. Biến khách hàng thành bạn bè là yếu tố cực kỳ quan trọng trong xây dựng cộng đồng bền vững, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

-Ông có thể chia sẻ những phương châm trong kinh doanh mà mình tâm đắc nhất trong suốt thời gian từ lúc khởi nghiệp đến hiện nay?

-Hết mình với khách hàng, đặt mình vào vị trí khách hàng trước khi đưa ra những kết luận cuối cùng, cả trong việc bán hàng hay chăm sóc khách hàng

Luôn tư vấn sao cho có lợi nhất và phù hợp nhất cho khách hàng. Có thể không bán được hàng nhưng tuyệt đối không bán hàng khi khách hàng chưa hài lòng. Bởi chưa hài lòng rồi họ sẽ hài lòng nhưng nếu cố bán hàng để đổi lấy sự thất vọng thì chỉ bán được 1 lần.

-Theo ông, đâu là vai trò của doanh nhân đối với xã hội và nền kinh tế hiện nay?

-Vai trò của doanh nhân là người cung cấp các dịch vụ, hàng hoá mà xã hội cần. Họ là cầu nối giữa những người sản xuất và người tiêu dùng. Họ mang lại sự giao thương kinh tế, mang lại những giá trị có ích cho xã hội. Họ tạo công việc cho những người khác và bằng cách này hay cách khác, họ trả lại cho xã hội những cái họ đã nhận để góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

-Vậy ông có nhìn nhận thế nào về sự biến đổi của thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới ra sao?

-Buộc phải thích nghi, thay đổi theo cách vận hành hoàn toàn mới nếu không muốn phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp.

-Ông có thông điệp nào muốn gửi đến toàn thể cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh Nhân Việt Nam hay không?

-Đại dịch còn nhiều khó khăn, chỉ mong các doanh nhân luôn giữ vững tay chèo để hoàn thành sứ mệnh của mình. Trước khi từ bỏ hãy nghĩ tới lý do bắt đầu và hãy cố gắng hết sức để vượt qua đại dịch. Cùng chung tay xây dựng cộng đồng Doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Vì chỉ có kinh doanh thì cơ hội giao thương, phát triển thương hiệu Việt Nam ra thế giới mới nhanh và mạnh mẽ được.

Xin cảm ơn và Nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam (13/10).