Cảnh giác những chuyến bay `giải cứu công dân` giả mạo

16:32 | 15/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Cục Hàng không cho biết gần đây thường nhận phản ánh của hành khách về các chuyến bay "giải cứu công dân" giả mạo, lừa đảo.
Theo Zing, Cục Hàng Không Việt Nam mới đây cho hay Cục đã nhận được phản ánh của khách hàng về những chuyến bay "giải cứu công dân" của một số hãng hàng không nước ngoài. Theo lời quảng cáo, một số hãng hàng không nước ngoài đang bán vé cho các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Sau khi nhận được tin báo, Cục Hàng không đã liên lạc tới những hãng hàng không trên để làm rõ thông tin.
 
Cảnh giác những chuyến bay

Tuy nhiên, trao đổi lại với Cục Hàng không, các hãng bay trên cho biết họ không hề thực hiện các chuyến bay như quảng cáo nêu trên. Cục Hàng không Việt Nam cũng không cấp phép cho bất kỳ hãng hàng không nào để thực hiện chuyến bay như vậy.
 
Theo Cục, vụ việc này có dấu hiệu giả mạo, lừa đảo nhằm trục lợi hành khách đi máy bay giữa bối cảnh đại dịch COVID-19. Cục đã làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ thông tin nêu trên, đồng thời đưa ra biện pháp ngăn chặn những hành vi tương tự có thể gây tổn thất cho hành khách có nhu cầu về nước và hành hưởng tới hình ảnh hãng hàng không.
 
Cục cũng khuyến cáo công dân ở nước ngoài thường xuyên theo dõi, truy cập vào nguồn tin và kênh thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao, Bộ GTVT và của các hãng hàng không để có được những thông tin mới nhất và chính xác nhất về các chuyến bay hỗ trợ đưa công dân Việt Nam về nước.
 
Cảnh giác những chuyến bay
 
Cục Hàng không cũng cho hay, Cục đang đăng tải trực tiếp lịch thực hiện các chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam giai đoạn từ ngày 1/11-31/12 theo Kế hoạch dự kiến của Cục Lãnh sự hỗ trợ công dân Việt Nam về nước để hành khahs có thể tra cứu, tránh bị lừa đảo.
 
Trước đó vào tháng 7, một số công dân có nhu cầu trở về nước trong mùa dịch đã nhận được thư điện tử lừa đảo với mục đích chiếm đoạt tiền vé máy bay. Các đối tượng đã giả mạo hãng hàng không hoặc lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại và gửi thư tới công dân có nhu cầu. Theo thư này những công dân nhận được thư là những người may mắn nằm trong nhóm được ưu tiên chuyên chở về nước trên một số chuyến bay thương mại "giải cứu" công dân về nước tránh dịch.
 
Thư điện tử bao gồm mã hiệu chuyến bay giả mạo, lịch trình bay không có thật, giá vé và STK chuyển khoản cho công dân thực hiện thanh toán. Hầu hết những tài khoản này là tài khoản ngân hàng cá nhân ở Việt Nam với mục đích lừa đảo tiền đặt vé. Giá vé chuyến bay được đề cập trong thư lừa đảo là khoảng 10-20 triệu đồng, yêu cầu hành khách phải chuyển tiền nhanh trong vòng 3 ngày để "giữ chỗ".
 
 
 
Linh Chi (t/h)

ĐỌC NHIỀU