Chân dung tân Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Hoàng Quốc Vượng
Chân dung tân Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Hoàng Quốc Vượng - Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương sang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN.
Ông Hoàng Quốc Vượng (SN 1963), từng tốt nghiệp Trường mỏ MGRI tại Moscow, Nga. Sau đó, ông có bằng MBA tại trường Trinity College, Ireland.
Ông Hoàng Quốc Vượng từng trải qua nhiều vị trí công tác trong ngành Công thương, từng được điều động làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên. Đến tháng 8/2010, ông Vượng được Thủ tướng điều động và bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công thương.
Ông Hoàng Quốc Vượng là tân Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Hơn 2 năm sau (tháng 9/2019), ông Vượng được điều đến giữ chức Chủ tập HĐTV Tập đoàn điện lực Việt Nam. Tới đầu năm 2015, ông Vượng lại nhận quyết định thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam để quay lại giữ chức Thứ trưởng Bộ Công thương.
Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiền nhiệm là ông Trần Sỹ Thanh. Vào ngày 24/8/2020, Văn phòng Quốc hội tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Kinh tế Trung ương, Bí thư - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Kể từ tháng 8/2020 trước khi ông Hoàng Quốc Vượng được bổ nhiệm thì vị trí Chủ tịch PVN vẫn bị bỏ trống.
Các lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Tập đoàn dầu khi Việt Nam là tập đoàn dầu khí quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh phát triển của tập đoàn bao trùm khắp các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam như: Thăm dò và khai thác dầu khí; Tàng chứa, vận chuyển, chế biến, phân phối sản phẩm dầu khí; hoạt động dịch vụ, thương mại, tài chính, bảo hiểm chuyên ngành dầu khí.
PVN là tập đoàn thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam
Từ năm 2005 đến 2017, PVN đã trải qua 4 đời Chủ tịch và cả bốn cựu lãnh đạo trên đều bị khởi tố bắt tạm giam, liên quan đến tham nhũng.
Ông Đinh La Thăng - Chủ tịch PVN từ 2005-2011 bị tuyên án 18 năm tù vì làm thất thoát 800 tỉ đồng trong vụ góp vốn vào Oceanbank và bị kết án 13 năm tù trong vụ án liên quan đến Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC).
Ông Phùng Đình Thực - cựu Tổng giám đốc, Chủ tịch PVN 2011-2014, bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố ngày 20.12.2017 về tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Cựu Chủ tịch PVN 2014-2015, ông Nguyễn Xuân Sơn bị khởi tố và bắt giam trong đại án OceanBank - Hà Văn Thắm. Ông Nguyễn Xuân Sơn bị buộc tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng"; "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và bị xử tử hình.
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Chủ tịch PVN 2016-2017 bị khởi tố và bắt giam cùng ngày với ông Đinh La Thăng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, bị xử 7 năm tù.
Ngoài ra, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN từ tháng 3.2016 vừa mới làm đơn từ chức (tháng 3.2019), khi Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt đầu điều tra về dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 Venezuela của Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), mất trắng 500 triệu USD mà không thu được giọt dầu nào. Ông Sơn làm tổng giám đốc PVEP từ tháng 7.2009 đến tháng 2.2012.
Xem thêm: Chân dung ông chủ 'kín tiếng' của Rạng Đông Group: Từ nhà thầu nhỏ đến `đế chế` kinh doanh đa ngành
Hương Quỳnh