Chống tham nhũng ngoài nhà nước là bảo vệ và thúc đẩy kinh tế tư nhân (Bài 2)

Nhóm PV 10:00 | 03/06/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
“Tham nhũng phát triển càng sâu rộng thì doanh nghiệp càng bị ảnh hưởng nhiều. Trong nhiều trường hợp, tâm lý chủ doanh nghiệp sẽ cảm thấy khó khăn khi lựa chọn con đường kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định trong đầu tư, phát triển doanh nghiệp”.

“Tham nhũng phát triển càng sâu rộng thì doanh nghiệp càng bị ảnh hưởng nhiều. Trong nhiều trường hợp, tâm lý chủ doanh nghiệp sẽ cảm thấy khó khăn khi lựa chọn con đường kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định trong đầu tư, phát triển doanh nghiệp”.

Đó là đánh giá của Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty Luật SB Law chia sẻ với Tạp chí điện tử Doanh Nhân Việt Nam về hậu quả của tham nhũng và tham nhũng ngoài khu vực công.

Cũng theo ông Hà: “Tham nhũng ngoài Nhà nước đã có diễn biến phức tạp trong những năm gần đây. Tác hại của nó nói chung càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Dưới góc độ kinh tế, tham nhũng ngoài Nhà nước sẽ làm tăng chi phí, giảm đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp, làm hình thành những thói quen kinh doanh thiếu lành mạnh, làm méo mó bản chất các quan hệ kinh tế”.

Tham nhũng ngoài Nhà nước làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Một số hành vi như đưa, nhận, môi giới hối lộ giữa các doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước, người có chức quyền trong lĩnh vực kinh tế hoặc giữa doanh nghiệp với đối tác làm ăn hoặc với bên thứ ba thường xuyên diễn ra trong kinh doanh. Chính điều này dẫn đến tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường, bất bình đẳng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Trong cơ chế “ngầm” của thị trường hiện nay, một trong số các yếu tố đó là tiền hoa hồng cho người ra quyết định, người có quyền lực, cơ quan liên quan. Quy luật ngầm này hình thành khi có cạnh tranh không lành mạnh diễn ra và lý do chính hiện nay là sự nhũng nhiễu, vòi vĩnh của các cán bộ, công chức Nhà nước. Theo thời gian lâu dài nó hình thành một quy luật mà các doanh nghiệp buộc phải tuân theo. Tính về thiệt hại, số tiền hối lộ này thực sự không nhỏ, đặc biệt là hối lộ ở các công ty lớn.

Việc doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật nhưng cơ quan có thẩm quyền lợi dụng việc thực hiện thủ tục rườm rà, mất thời gian nên tìm cách ngưng trệ, kéo dài thời gian giải quyết. điều này khiến cho doanh nghiệp lung túng, mất nhiều cơ hội trong làm ăn cũng như lợi ích nhất định.

Tâm lý lo ngại này tiến triển phát sinh tiêu cực các doanh nhân từ bỏ ý định kinh doanh. Xét ở phạm vi hẹp, nó có hại cho chính doanh nghiệp đó phải giải thể. Các khoản tiền thu phí, lệ phí, thuế từ doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng không còn, từ đó làm giảm ngân sách. Xét ở phạm vi rộng nó làm nền kinh tế của quốc gia đi xuống.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, chống tham nhũng ngoài Nhà nước là một bộ phận không thể tách rời của công cuộc chống tham nhũng nói chung, đồng thời cũng là cuộc đấu tranh vì một Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì công bằng, dân chủ và hạnh phúc của người dân.

Mặc khác chống tham nhũng ngoài Nhà nước là để tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng và minh bạch, xây dựng một thế hệ Doanh nhân Việt Nam dũng cảm, sáng tạo, nhân văn và yêu nước. Từ đó, các doanh nghiệp có sức mạnh thực sự để cạnh tranh với các tập đoàn và doanh nghiệp quốc tế.

Chống tham nhũng ngoài Nhà nước không hề kìm hãm phát triển kinh tế tư nhân mà ngược lại tạo điều kiện cho khu vực này. Điều đó sẽ giúp nâng cao năng lực quản trị, công nghệ và năng suất lao động thực sự vì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và quốc gia, ông Nghĩa chia sẻ.

Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Quốc Hùng cũng cho rằng, phòng chống tham nhũng ở khu vực ngoài Nhà nước không trái với quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, ngược lại còn khuyến khích mọi thành phần tham gia sản xuất, phát triển kinh tế để tăng cường tiềm lực của xã hội.

 

Phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước: Nhận diện biểu hiện (Bài 1)