Chuyên gia y tế nói gì về thông tin COVID-19 lây lan qua hệ thống thông gió?

05:14 | 13/08/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trước hiện tượng xuất hiện ca dương tính ở chung cư khiến cho nhiều người dân tự hỏi về khả năng virus lây nhiễm thông qua hệ thống thông gió.

Theo Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cố vấn Cao cấp trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết virus biến thể mới có thể sống lơ lửng trong không khí một thời gian lâu hơn nên có khả năng phát tán gây lây lan mạnh trong môi trường kín sử dụng điều hòa như thang máy, phòng họp...

Còn ở hệ thống thông gió của các chung cư, ông Phu cho biết trong trường hợp virus SARS-CoV-2 có lan qua các đường ống thông gió thẳng đứng thì khi ở ngoài trời, lượng không khí di chuyển rất nhiều sẽ khuếch tán vào không gian nên không đủ tải lượng virus để lây lan. Nhiệt độ cao sẽ triệt tiêu virus, nên cần điều tra rõ ràng để đánh giá khách quan. 

Thực tế, virus chỉ lây lan nếu như gió thông thẳng một không gian nào đó mà người khác lại đi vào. Chẳng hạn đường thông gió nhưng lại thông vào hành lang chung cư hay một khu vực kín, người khác vào đó hít phải. Virus có thể lây từ nhà nọ sang nhà kia theo đường không khí nhưng đường thông khí tại các khu chung cư không thiết kế thông từ nhà nọ sang nhà kia nên theo giáo sư Phu có thể loại tạm loại trừ khả năng này. 

Chuyên gia y tế nói gì về thông tin COVID-19 lây lan qua hệ thống thông gió? - ảnh 1

Hệ thống thông gió đang bị nghi ngờ là môi trường phát tán virus corona trong các chung cư

Nhưng ông Phu lại lưu ý đến vấn đề khác, đó là trường hợp khi có một ca mắc COVID-19 trong tòa nhà, các con đường lây nhiễm khả thi có thể nghĩ tới là thông qua không gian chung như hành lang kín, thang máy hay từ các nút bấm, nói chuyện tiếp xúc gần với nhau khi nói chuyện, do đó phải có sự điều tra dịch tễ kỹ càng.

Bên cạnh đó nếu nếu quạt của các nhà vệ sinh lại thông với đường thông gió chính để hút không khí ở đường thông gió chính vào buồng vệ sinh (điểm giao lưu) thì cũng có nguy cơ lây bệnh và cần phải điều tra làm rõ.

Trong khi đó, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) trả lời báo Tuổi Trẻ thì việc lây lan COVID-19 lại phụ thuộc thiết kế của chung cư. Cơ chế lây lan virus còn tùy thuộc vào luồng gió và hiện tại vẫn chưa đủ bằng chứng kết luận các căn hộ trong chung cư có thể lây chéo COVID-19 cho nhau do hệ thống thông gió. 

Lây nhiễm chỉ được tạo điều kiện nếu tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ông Hùng lấy ví dụ trường hợp 2 phòng trong đó có một phòng cách ly F0, nhưng cửa chung thì việc lây lan virus có thể xảy ra vì bầu không khí thông với nhau, virus có thể đi theo không khí, theo các luồng gió kéo theo vẫn có thể lây được. 

Tuy nhiên, vị bác sỹ vẫn dành lời khuyên dành cho các chung cư có ca F0 cách ly tại nhà cần đóng chặt các loại cửa sau: cửa chính ra hành lang chung cư của căn hộ này, cửa thông gió ở hành lang, cửa sổ có hướng quay ra hành lang hoặc nhìn thẳng sang căn hộ đối diện của căn hộ. 

Các loại cửa thoáng hướng ra trời có ánh sáng, có khoảng không gian rộng thì được khuyến khích để trạng thái mở thường xuyên để lấy đủ oxy cho F0 trong phòng có thể thở được, đồng thời giúp làm loãng tải lượng virus trong phòng.

Trên thế giới, các chuyên gia lại lưu ý rằng các chung cư cần để tâm tới hệ thống đường ống trong việc phòng chống sự lây lan của virus corona gây dịch COVID-19. 

Krissi Hewitt, giám đốc nghiên cứu và sáng tạo chiến lược tại Trường Khọc học và Toán học North Carolina từng cảnh báo về điểm yếu chí tử của các tòa nhà: Hệ thống điều hòa không khí, môi trường trong nhà, đời sống vi trùng, vi khuẩn dễ dàng được lưu chuyển qua hệ thống này. Do đó, theo ông này, việc bảo dưỡng hệ thống và các bộ lọc khí sẽ có tác động lớn trong việc các thành phần lây nhiễm bị thổi đi trong không khí ra sao.  

H.S

Xem thêm: Chuyên gia nói gì về khả năng lây nhiễm COVID-19 qua thực phẩm?