Đại biểu Quốc hội kiến nghị mở động đối tượng cho thuê đất không qua đấu giá
Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 3/11 về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo), Đại biểu Hà Đức Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai đánh giá cao dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã tiếp thu và giả trình đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội đã đảm bảo cho ba nội hàm: công tác quản lý của nhà nước, quyền lợi của Nhân dân; trách nhiệm và lợi ích của các tổ chức và doanh nghiệp.
Đóng góp ý kiến tại Điều 80 dự thảo luật, theo đó điểm b khoản 1 quy định: kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công; quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác thông tư; quyết định Chấp thuận chủ trương đầu tư; quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; quyết định chấp thuận nhà đầu tư theo quyết định của pháp luật đầu tư đối với dự án đầu tư theo thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Đại biểu băn khoăn những dự án thực hiện theo Luật Đầu tư thuộc thẩm quyền cấp tỉnh thuộc trường hợp thu hồi đất sẽ được thực hiện như thế nào?
Thứ hai, tại Điều 105 quy định 4 trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất, trong đó tại khoản 4 nêu: công trình hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội có công trình xây dựng khác không còn sử dụng trước thời điểm có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền. Theo đại biểu, việc quy định không còn sử dụng là chưa rõ ràng, nhất là khi xem xét bồi thường các công trình kỹ thuật phục vụ dự án đầu tư của doanh nghiệp, có thể do khó khăn về kinh tế, mà nhà đầu tư phải ngừng, tạm dừng dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Thứ ba, tại khoản 2 Điều 121 quy định về nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuế đất một lần cho cả thời gian thuê trong một số trường hợp, đặc biệt là mở rộng cho các dự án về du lịch. Tuy nhiên, theo đại biểu, thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các công trình cung cấp dịch vụ công như y tế, giáo dục và môi trường cần nghiên cứu đối tượng này được trả tiền thuế đất một lần.
Thứ tư, tại khoản 3 Điều 125 quy định về các trường hợp nhà nước cho thuê đất không thông qua đấu giá, trong đó có trường hợp cho thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với người được nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuế đất hàng năm, nhưng phải di dời ra khỏi vị trí do ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật; hỗ trợ cho thuê đất để tiếp tục sản xuất kinh doanh đối với trường hợp thu hồi đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của người đang sử dụng quy định tại điểm d. Theo đó, tại điểm d khoản 2 Điều 9 quy định đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Đại biểu cho rằng, để phát triển kinh tế xã hội mà nhà nước phải thu hồi đất thương mại dịch vụ, không phải đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp như đất trụ sở cơ quan, đất nhà hàng, siêu thị, khách sạn, trạm xăng, trạm dừng nghỉ, trạm sạc điện xe… thì người thu hồi đất sẽ không được thuê đất để tiếp tục kinh doanh nữa. Muốn kinh doanh phải đi tìm đất đấu giá nhưng nếu đấu giá không được người khác chúng, đương nhiên người bị thu hồi đất phải dừng hoạt động đóng cửa, sa thải người lao động. Như vậy không đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của người đang sử dụng đất, không đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận đất đai. Đại biểu đề nghị nghiên cứu mở rộng đối tượng cho thuê đất không qua đấu giá đối với trường hợp này để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc thu hồi thì phải bố trí lại để tái sản xuất.
Tham gia phát biểu tại hội trường về dự án luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái bày tỏ đồng tình với quy định tại khoản 1, 2 Điều 48 về trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện. Cụ thể, trường hợp người được tiếp tục sử dụng đất theo quy định tại điểm này không có nhu cầu sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi diện tích đất này để tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho cá nhân khác là người dân tộc thiểu số theo chính sách quy định tại Điều 16 của Luật này.
Về công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tại khoản 4 Điều 75 quy định: Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây: Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt, phải thực hiện việc công bố công khai; Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đại biểu cho rằng, quy định như vậy là rất khó khăn cho các địa phương trong thực hiện, đặc biệt là với địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét sửa đổi thời điểm thực hiện công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ “chậm nhất là 10 ngày” thành “chậm nhất là 15 ngày, để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện.
Về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tại khoản 7 Điều 76 quy định: Diện tích đất được xác định trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 02 năm liên tục được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm mà chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải xem xét, đánh giá để tiếp tục thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm tiếp theo hoặc hủy bỏ.
Trình hai phương án về sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Tại phiên họp ngày 3/11, báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh thông tin liên quan đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Một số ý kiến đề nghị chỉnh sửa quy định theo hướng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam thì có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai (không chỉ riêng quyền đối với đất ở) như công dân Việt Nam ở trong nước (cá nhân trong nước); giữ chính sách như pháp luật hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam).
Trên cơ sở các ý kiến này và ý kiến của Chính phủ, dự thảo thiết kế 2 phương án:
Phương án 1: Tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa quy định nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và thu hút kiều hối từ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo hướng này, cần rà soát quy định có liên quan đến quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại các luật khác như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, quy trình, thủ tục xác nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài…
Phương án 2: Giữ như quy định của pháp luật hiện hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam có các quyền sử dụng đất như người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam (người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Theo ông Thanh, đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Phương án 1 và xin ý kiến Quốc hội về nội dung này.
Thu hồi đất và thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất:
Về mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với dự án phát triển kinh tế - xã hội không sử dụng vốn ngân sách nhà nước (riêng dự án nhà ở thương mại phải đáp ứng thêm điều kiện về loại đất) (điểm b khoản 1 Điều 128)
Phương án 1: Sửa đổi theo hướng ưu tiên thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước) thuộc trường hợp thu hồi đất. Chính phủ đề xuất theo hướng này.
Phương án 2: Không quy định về ưu tiên thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư tư (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước) thuộc trường hợp thu hồi đất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội về nội dung này.