Đông Nam Á bùng nổ của mua sắm trực tuyến trong dịch COVID-19
Cụ thể, báo cáo được thực hiện thông qua khảo sát với 16.706 người tiêu dùng kỹ thuật số ở 6 quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng với hơn 20 nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong bối cảnh Chính phủ các nước khuyến khích làm việc tại nhà để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, khu vực Đông Nam Á đã số hóa mạnh hóa với sự bùng nổ của thương mại điện tử, giao đồ ăn và các phương thức thanh toán trực tuyến. Đông Nam Á đang dần trở thành "đầu tàu" chuyển đổi số tại khu vực Thái Bình Dương, với việc dẫn đầu mở rộng theo hầu hết các chỉ số. Báo cáo cho thấy khu vực này
Nhiều người tiêu dùng cho biết họ ưa thích kỹ thuật số hơn, danh mục hàng hóa mua trực tuyến nhiều hơn, doanh số cao hơn. Với việc ngày càng có nhiều người cấu trúc chi tiêu của họ trên các nền tảng trực tuyến, tiêu dùng tập trung vào kỹ thuật số dường như ngày càng có xu hướng duy trì. Chi tiêu kỹ thuật số tiếp tục mở rộng trong bối cảnh đại dịch, với chi tiêu cho mỗi người và doanh số thương mại điện tử tổng thể đều tăng trưởng bùng nổ hằng năm.
Dữ liệu từ cuộc khảo sát của Facebook và Bain & Company thấy được trong nhóm khảo sát, tỷ lệ người cho biết họ mua sắm thường xuyên trên các tảng thương mại điện tử đã tăng từ 33% trong năm 2020 lên 45% trong năm nay, với mức tăng mạnh nhất diễn ra ở Singappre, Malaysia và Philippines.
Khoảng 70 triệu người mới trở thành người tiêu dùng kỹ thuật số kể từ khi đại dịch bùng nổ tới nay, con số này tương đương toàn bộ dân số nước Anh. Dự kiến đến cuối năm nay tổng số người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á (chỉ tính 6 nước trong khảo sát đã kể ở trên) là 380 triệu người. Có nghĩa là gần 80% người tiêu dùng ở Đông Nam Á sẽ sử dụng kỹ thuật số. Bên cạnh đó, Facebook và Bain & Company ước tính chi tiêu mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á sẽ tăng 60% trong năm nay, từ 238 đô la Mỹ/người trong năm 2020, lên 381 đô la/người trong năm nay.
Báo cáo cũng so sánh với 2 khu vực đông dân nhất trên thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ nhằm chứng minh cho tốc độ số hóa cao của Đông Nam Á:
- Ở Đông Nam Á, mức độ đóng góp của doanh số bán lẻ online và doanh số bán lẻ chung năm 2020 là 5% và dự báo năm 2021 là 9% tức là tăng 85% một năm. Ở Ấn Độ, hai con số tương ứng là 3% và 4%, tốc độ tăng là 10%/năm. Ở Trung Quốc, hai con số tương ứng là 33% và 35%, tốc độ tăng là 5%/năm. Như vậy cả về hiện trạng và mức độ tăng trưởng Đông Nam Á vượt xa Ấn Độ. So với Trung Quốc, Đông Nam Á có hiện trạng bán lẻ online ít hơn nhưng tốc độ phát triển cao hơn nhiều.
- Tỷ lệ người mua hàng online so với tổng số người dùng internet ở Đông Nam Á năm 2020 là 79% và tăng lên 85% năm 2021. Con số tương ứng ở Ấn Độ là 14% và 20%. Ở Trung Quốc là 79% và 90%. Một lần nữa, ta thấy mức độ phát triển ở Đông Nam Á là rất cao.
Chỉ trong vòng vài năm nữ, thương mại điện tử ĐNÁ sẽ bắt kịp tốc độ tăng trưởng ở các nước lớn này với mức tăng 14% mỗi năm.
Đại dịch tiếp tục biến đổi xu hướng thanh toán của người tiêu dùng, nhiều giao dịch được thực hiện trực tuyến không tiền mặt. Các dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) như “mua ngay, thanh toán sau”, ví kỹ thuật số và tiền điện tử cũng trở nên phổ biến hơn. Trong quý 1/2021, 88% vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm của khu vực chảy vào lĩnh vực công nghệ và internet, trong đó 56% dành cho công nghệ tài chính.
Theo báo cáo, ví kỹ thuật số đang nổi lên là lựa chọn thanh toán ưa thích của 37% người được khảo sát, caohơn so với con số 28% tiền mặt, 19% đối với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ và 15% chuyển khoản ngân hàng. Philippines, Malaysia và Việt Nam đã ghi nhận mức tăng lớn nhất trong việc áp dụng ví kỹ thuật số, với mức tăng trưởng lần lượt là 133%, 87% và 82%.