Dự án đường Vành đai 3 TP HCM sẽ tăng tổng mức đầu tư thêm 1.600 tỷ đồng

Đông Bắc 15:32 | 23/08/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bộ Giao thông Vận (GTVT) tải chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường Vành Đai 3 là hơn 6.955 tỷ đồng so với mức đầu tư ban đầu là hơn 5.329 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 1.600 tỷ đồng.

 

Dự án đường Vành đai 3 được tổng mức đầu tư thêm 1.600 tỷ đồng.

Bộ GTVT vừa ra quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án thành phần 1A của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 TP HCM . Theo đó, Bộ GTVT đã nâng tổng mức đầu tư cho dự án.

Sau cập nhật, chi phí giải phóng mặt bằng phát sinh từ hơn 624 tỷ đồng lên hơn 2.250 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng từ gần 476 tỷ đồng lên hơn 651 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng địa bàn TP HCM tăng từ gần 149 tỷ đồng lên gần 1.600 tỷ đồng.

Trên cơ sở mức đầu tư được điều chỉnh, cơ cấu nguồn vốn dự án cũng được thay đổi. Trong đó, vốn vay ODA từ Quỹ EDCF của Chính phủ Hàn Quốc là 190,77 triệu USD. Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là hơn 2.779 tỷ đồng (trong đó, Ngân sách Trung ương hơn 529 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 2.250 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng).

Để dự án đáp ứng tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND TP HCM và UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án thực hiện tại địa phương, lấy ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải và thẩm định, phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận căn cứ Quyết định điều chỉnh dự án đầu tư để triển khai các bước tiếp theo theo quy định; chịu trách nhiệm hoàn thành dự án đúng thời hạn, tránh làm phát sinh, kéo dài.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP HCM ông Phan Văn Mãi cho biết tiến độ và kế hoạch trong công tác giải phóng mặt bằng cho dự án. Ông Mãi cho biết: Dự án đường Vành đai 3 TP HCM  có tổng chiều dài đầu tư khoảng 76,34km, đi qua TP HCM dài khoảng 47,51km, đi qua địa bàn thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh; qua tỉnh Đồng Nai dài khoảng 11,26km, đi qua địa bàn huyện Nhơn Trạch; tỉnh Bình Dương dài khoảng 10,76km, đi qua địa bàn các thành phố: Dĩ An, Thủ Dầu Một và Thuận An; tỉnh Long An dài khoảng 6,81km đi qua địa bàn huyện Bến Lức.

Về nguồn vốn, đường Vành đai 3 TP HCM có tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án năm 2026.

Nguồn vốn để thực hiện đường Vành đai 3 được bố trí từ ngân sách nhà nước, tức là đầu tư công. Theo đó, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 50% và các địa phương TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương sẽ đảm bảo 50%, riêng Long An 25%, phần còn lại là Trung ương sẽ hỗ trợ.

Đối với các địa phương TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, chúng tôi đã trình Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân đã có kế hoạch cân đối bố trí vốn ngân sách địa phương từ trung hạn 2021 - 2025 và sẽ bố trí theo tiến độ dự án, theo khối lượng hàng năm để đảm bảo được tiến độ của dự án.

Đây là những địa phương có điều kiện thu ngân sách tốt nhất, cho nên việc cân đối ngân sách để bố trí vốn cho dự án cũng không phải là vấn đề khó khăn, hơn nữa, trong dự án này, chúng tôi cũng đã tính toán tới việc là có thể có nguồn thu sau khi hoàn thành dự án.

 Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM.

Bên cạnh đó, TP HCM có thể huy động kinh phí cho dự án thông qua việc qua phát hành trái phiếu địa phương.

Ngoài ra, ít nhất có 3 nguồn thu đã được TP HCM và các địa phương tính toán đến để đảm bảo khả năng cân đối vốn, trả nợ cho dự án. Thứ nhất là khai thác quỹ đất ven tuyến ven biển, hiện có trên 500 ha, có thể bán thu về khoảng 26.000 - 27.000 tỷ đồng; thứ hai, các khoản tăng thu của TP HCM và các địa phương cộng với phát hành trái phiếu.

Chưa kể, sắp tới TP HCM tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa sẽ có nguồn thu hay các nguồn thu từ đất khác.

Chủ tịch UBND TP HCM cho biết thêm rằng, TP HCM và các địa phương đã ngồi lại với nhau lên kế hoạch giải phóng mặt bằng, thống nhất từ chính sách, cách thức triển khai và ngay khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, TP HCM và các địa phương sẽ triển khai những bước cần thiết để bắt tay vào công tác kiểm kê để có chính sác đền bù và giải phóng mặt bằng

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng dù chính sách bồi thường có tốt đến đâu thì ít nhiều cũng ảnh hưởng tới an cư, sinh kế, xáo trộn công việc và cuộc sống của bà con nhưng vì lợi ích của công trình tôi mong rằng bà con sẽ đồng thuận, hy sinh để đóng góp cho sự phát triển chung.

Theo tờ trình, quý I/2024, dự án sẽ hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng nhưng TP HCM và các địa phương cố gắng hoàn thành cơ bản công tác giải phóng mặt bằng sớm hơn để cuối năm 2023 có thể tiến hành khởi công.