Giải pháp giảm tải gánh nặng từ chi phí Logitics với ngành nông nghiệp

22:24 | 28/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản tại Cần Thơ đã tập trung bàn về những vấn đề trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, bao gồm cả vấn đề ảnh hưởng bởi chi phí logistics.

Ngày 28/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản tại tỉnh Cần Thơ. 

Hội nghị tập trung nhấn mạnh chuyên sâu về những dư địa cũng như động lực then chốt của tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Việt Hường đã đưa ra những đánh chung về tình hình sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Trong đó ông nhấn mạnh về sự phát triển cũng như những thành quả đạt được của ngành. Nhiều mặt hàng chủ chốt của ngành nông nghiệp như lúa gạo, thủy sản, cà phê... của Việt Nam đã thuộc nhóm các nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên, để phát huy tiềm lực tối đa của ngành thì vẫn còn rất nhiều nút thắt phải tháo gỡ. Trong đó, hội nghị cũng nêu bật lên là phải giải quyết vấn đề chi phí logistics cản trở sự đi lên của ngành nông nghiệp. Chi phí vận chuyển, bảo quản nông sản chiếm đến 20-25%, cao mức này là cao so với các quốc gia lân cận. 

Vấn đề thực tế không phải mới, bởi rất nhiều chuyên gia đã nêu lên những bất cập về chi phí logistics đối với nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cũng đã trăn trở về việc vận chuyển phải đi qua nhiều khâu khiến giá thành bị đội lên cao. Mua nguyên liệu đầu vào mỗi thứ một nơi, khi thu hoạch thì tập kết, đem tới vựa, lại phải phân loại từ vựa rồi lên xe chở đến nhà máy, rồi chiếu xạ, mới đến cảng, lưu kho hoặc xuất đi… 

Giải pháp giảm tải gánh nặng từ chi phí Logitics với ngành nông nghiệp - ảnh 1

Chi phí vận chuyển quá cao ảnh hưởng nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Nhóm nghiên cứu của các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành thuộc các trường Đại học Cần Thơ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Trà Vinh trong một khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết công ty này tốn khoảng 60 tỷ đồng mỗi năm cho chi phí vận chuyển hàng hóa nội địa và xuất khẩu sang nước ngoài. 

Cơ sở hạ tầng yếu kếm được các chuyên gia cho là một nguyên nhân chính khiến vấn đề logistics trở nên nổi cộm. Nước ta chỉ tập trung phát triển logistics ở các thành phố lớn song ngành này chưa phát triển tại khu vực được coi là vựa lúa cung cấp lương thực của cả nước. ĐBSCL là nơi đây có hệ thống sông dài 28.000km, hơn 80% km có khả năng khai thác vận tải. Tuy nhiên, 70% lượng hàng hóa xuất khẩu mỗi năm lại chỉ có thể di chuyển qua 2 con đường là Tp.HCM hoặc cảng Cái Mép bằng đường bộ khiến các doanh nghiệp phải gánh chi phí vận tải cao hơn thông thường từ 10-40%. Hệ quả là khiến giá thành của sản phẩm bị tăng cao. 

Từ đó, các chuyên gia cũng nhận định: Nếu xây dựng được dịch vụ hậu cần hợp lý, cải thiện về mặt cơ sở hạ tầng thì vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ vùng đồng bằng Sông Cửu Long mà không phải thông qua Tp.HCM thì các doanh nghiệp chắc chắn sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí rất lớn lên đến 30-40%. Nhờ vậy mà giá cả các mặt hàng nông sản tại khu vực này cũng phần nào cạnh tranh hơn. 

Giải pháp được các chuyên gia đặt ra tại hội nghị đó chính là phải thiết lập sớm các trung tâm logistics để cung ứng nông sản cho đô thị. Song hành cùng với đó chính là tại các hải cảng nên trung tâm xuất nhập khẩu nông sản, làm đầu mối giao thương trong và ngoài nước. 

H.S

Xem thêm: Từng giàu nhất TTCK nay tụt xuống vị trí 62, bầu Đức làm ăn thế nào với `đế chế nông nghiệp` mới?