Grab Defense: Cú đánh lớn tiếp theo của Grab?

20:13 | 01/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Grab Defense ra mắt vào năm 2019, dịch vụ này hiện đang được sử dụng bởi một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và được thử nghiệm bởi một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần.
Theo TechInAsia, Grab đã và đang trở thành một phần không thể thiếu với nhiều người Đông Nam Á, nơi có hơn 205 triệu thiết bị di động đang cài ứng dụng này.

Trong khi các dịch vụ vận chuyển và đồ ăn của siêu ứng dụng này đã được COVID-19 tăng cường, sản phẩm mới nhất của Grab có thể là một mỏ vàng tiềm năng: Grab Defense - Công nghệ phát hiện và ngăn chặn gian lận.

Dĩ nhiên, với chiến lược siêu ứng dụng, con số không khiến nhiều người bất ngờ.
 
Grab Defense: Cú đánh lớn tiếp theo của Grab? - ảnh 1
Grab đã và đang trở thành một phần không thể thiếu với nhiều người Đông Nam Á

Grab Defense có thể trở thành AWS của Grab?


Ban đầu được xây dựng bởi Amazon để sử dụng nội bộ, AWS - "gà đẻ trứng vàng" trong thị trường điện toán đám mây - chiếm 79% tổng thu nhập hoạt động của gã khổng lồ bán lẻ vào năm 2019.

Grab Defense cũng có khởi đầu tương tự: Công nghệ chống gian lận cũng là một trong những công cụ được sử dụng để giải quyết các hoạt động gian lận như giả mạo GPS và đặt phòng ảo. Nhưng liệu Grab Defense có thể theo bước AWS để đi đến thành công?
 
Grab Defense: Cú đánh lớn tiếp theo của Grab? - ảnh 2
Grab Defense: Cú đánh lớn tiếp theo của Grab? Ảnh: TechInAsia

Grab Defense: Ra mắt vào năm 2019, dịch vụ này hiện đang được sử dụng bởi một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và được thử nghiệm bởi một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần.

Tháng trước, Grab cũng đã hợp tác với công ty công nghệ tài chính rủi ro Jewel Paymentech để cung cấp một bộ giải pháp gian lận kết hợp cho các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số.

Quản trị lừa đảo có phải là miền đất hứa với Grab?


Với sự bùng nổ của người dùng trực tuyến kéo theo sự gia tăng của gian lận mạng. Các vấn đề an ninh mạng có khả năng gây thiệt hại đáng kể về uy tín và gián đoạn kinh doanh, cơ hội thị trường cho các giải pháp chống gian lận trong ngành dịch vụ tài chính của Châu Á Thái Bình Dương có giá trị lên đến 27 tỷ USD.

Dù cơ hội là rõ ràng, con đường phía trước cho Grab Defence không bằng phẳng. Sân chơi quản trị lừa đảo, gian lận hiện cũng đã khá đông đúc.
 
Grab Defense: Cú đánh lớn tiếp theo của Grab? - ảnh 3
Grab Defence được kì vọng trở thành "gà đẻ trứng vàng" mới của Grab. Ảnh: TechInAsia

Các đối thủ của Grab bao gồm Jumio, một công ty cung cấp dịch vụ cho 6 trong số các ngân hàng hàng đầu ở Philippines. Một đối thủ khác là mạng lưới Istari (từng nhận vốn đầu tư từ Temasek) bao gồm 7 công ty bảo mật nổi tiếng.

Grab vẫn rất tự tin vào khả năng cạnh tranh bằng "thông tin không ai có". Trong trường hợp Grab Defence có thể tạo ra doanh thu cho Grab, công ty sẽ đứng trước cơ hội đạt mức định giá tốt hơn khi thực hiện IPO. Đó có lẽ cũng là lí do mà Grab đẩy mạnh mảng B2B (Business to customer - Hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng) trong thời gian trở lại đây.
 
Điểm khác biệt giữa điểm yếu bảo mật số và lừa đảo?

Điểm yếu bảo mật số là điểm yếu cho phép kẻ xấu chiếm quyền truy cập dữ liệu hoặc kiểm soát hệ thống máy tính. Trong khi đó, lừa đảo là hành vi chiếm đoạt hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp.

Hiện nay, ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, gian lận thực hiện thông qua các điểm yếu bảo mật số. Ví dụ, kẻ xấu phát hiện điểm yếu trong trang đăng nhập hệ thống ví điện tử của quản trị viên. Thông qua đó, kẻ xấu có quyền lấy đi thông tin thẻ tín dụng trên hệ thống và sau đó rao bán để lấy tiền.

Các công ty thường có hai đội ngũ (bảo mật công nghệ thông tin và quản trị rủi ro lừa đảo). Họ sử dụng 2 hệ thống khác nhau và điểm yếu xảy ra khi kẻ xấu thâm nhập cả hai cùng lúc.

Công ty nghiên cứu thị trường LexisNexis ước tính chi phí lừa đảo, gian lận chiếm 1,56% doanh thu của các công ty dịch vụ tài chính Châu Á Thái Bình Dương.

Áp dụng tỉ lệ trên với doanh thu ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương đạt 1,6 nghìn tỷ USD (theo McKinsey), chi phí gian lận, lừa đảo ở khu vực có thể chạm mốc 25 tỷ USD.
 
Grab đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam. Nguồn: VTC
 
Hải Yến