Hành trình trở thành thương hiệu toàn cầu của doanh nghiệp sở hữu Highlands Coffee

13:36 | 16/08/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Jollibee của tỷ phú Tony Tan sở hữu loạt những cái tên tại nước ngoài gồm một số thương hiệu quen thuộc với người Việt như: Highlands Coffee, Phở 24...

Nhắc đến Jollibee thì không thể đề cập tới vị tỷ phú đứng sau nó là ông Tony Tan Caktiong - nhà sáng lập và Chủ tịch hiện thời của tập đoàn này với những bước đi chiến lược giúp doanh nghiệp trở thành thương hiệu toàn cầu.  

Được biết, doanh nghiệp đến từ Phillippines từng vấp phải sự cạnh tranh rất lớn đến từ tập đoàn McDonald's - thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu tại Mỹ. Vậy thì lý do giúp Jollibee đánh bật đối thủ và mang lại doanh thu khổng lồ? 

Nếu như những người bình thường thì không ai dám đối đầu với gã khổng lồ đến từ Mỹ nhưng  Tan Caktiong thì khác, ông nhìn thấy đây là cơ hội. Ông cùng với người em trai Ernesto Tanmantiong và các cộng sự miệt mài làm việc, phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu của chúng tôi và những lỗ hổng là gì, anh ấy cũng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của đối thủ. 

Hành trình trở thành thương hiệu toàn cầu của doanh nghiệp sở hữu Highlands Coffee - ảnh 1

Jollibee đã nhìn ra được một điều mà thương hiệu đồ ăn từ Mỹ không thể cạnh tranh: Hương vị. Người Philippines có xu hướng ưa thích hương vị ngọt ngào và cay hơn và thật khó để McDonald's có thể kết hợp với điều đó mà khiến hương vị Mỹ mang tính biểu tượng giúp họ trở nên nổi tiếng bị pha tạp. 

Sau khi rút ra được điều đó, ông Tony Tan mạnh dạn đem đến cho khách hàng món Chickenjoy (món gà giòn vui vẻ) thực sự (món gà rán cốt lõi của công ty). Điều này đã giúp doanh nghiệp của ông vươn lên đứng đầu thị trường trong nước sau khi đã nhượng quyền thương hiệu và nhân rộng chi nhánh ra khắp đất nước từ năm 1979. Thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của công ty bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 80.

Hành trình trở thành thương hiệu toàn cầu của doanh nghiệp sở hữu Highlands Coffee - ảnh 2

Chiến lược đúng đắn của Tony Tan đã giúp doanh nghiệp của ông vươn lên vị thế toàn cầu. Ảnh: South China Morning Post

Doanh thu của Jollibee tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 1987-1989. Thành tích này xuất hiện lần thứ hai trong năm 1991 và mức tăng trưởng kỷ lục lên đến 300% được ghi nhận vào năm 1996. 

Đây quả là sự tăng trưởng đáng kinh ngạc bởi xuất phát điểm của Jollibee chỉ là một cửa hàng kem quy mô nhỏ ra đời vào năm 1975. Chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, một doanh nghiệp nội địa của Philipines đã hiên ngang cạnh tranh với một thương hiệu lớn đến từ nước ngoài và chiếm trọn miếng bánh thị phần đồ ăn nhanh. 

Con đường trở thành thương hiệu toàn cầu

Với một người có tham vọng lớn như Tony Tan thì không thể quanh quẩn mãi với thị trường trong nước được. Do đó, Jollibee bắt đầu thực hiện chiến lược kinh doanh tại các thị trường quốc tế từ năm 1987. Brunei chính là điểm đến đầu tiên hiện thực hóa cho tham vọng của doanh nghiệp này. 

Tính đến năm 1995, công ty này đã có sự hiện diện rộng khắp khi có mặt tại một loạt các địa điểm như đảo Guam, Dubai, Kuwait và Ả Rập Saudi. Jollibee gia nhập thị trường Mỹ từ năm 1998 và gần đây, thương hiệu cũng chính thức xuất hiện tại Qatar, Singapore, Bahrain, Italia và cả Anh.

Cửa hàng Jollibee đầu tiên được mở tại Việt Nam vào năm 1996. Tháng 12/2011, tập đoàn đã sở hữu 2 thương hiệu F&B Việt Nam chuyên về kinh doanh nhà hàng và cà phê là Highlands Coffee và Phở 24. 

Vào hồi tháng 6, doanh nhân người Philipines từng úp mở dự định chi 12,2 tỷ peso (242 triệu USD) trong năm 2021 – khoản chi theo năm lớn nhất từ trước đến nay - để đẩy nhanh việc mở rộng các cửa hàng ở Philippines và thị trường nước ngoài trong bối cảnh doanh thu phục hồi.

Doanh nghiệp này thể hiện sự coi trọng với thị trường tỷ dân Trung Quốc khi mua lại 15% cổ phần còn lại của chuỗi cửa hàng đồ ăn Tim Ho Wan từ đối tác Titan Dining LP với giá 71,6 triệu đô la Singapore (52,7 triệu USD). Qua đó năm toàn quyền kiểm Tim Ho Wan với 53 cửa hàng - hầu hết là các cửa hàng được nhượng quyền.

Jollibee cho biết họ có kế hoạch mở rộng sự xuất hiện Tim Ho Wan tại Trung Quốc, trong vòng 4 năm tới với dự định mở 100 cửa hàng. Hiện tại có 3 cửa hàng Tim Ho Wan ở Thượng Hải.

Jollibee làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Sau 16 năm tiến vào thị trường Việt Nam, công ty Philippines vẫn còn lỗ lũy kế 63 tỷ đồng, trong khi quy mô vốn điều lệ chỉ 409 tỷ. Năm 2019, công ty cũng báo lỗ 10 tỷ đồng.

Năm 2017, Jollibee từng có có kế hoạch mở rộng lên 300 cửa hàng tại Việt Nam trong vòng ba năm, theo Inside Retail Asia.

Trong dài hạn, mặc dù vẫn còn ý định mua lại các thương hiệu nhưng doanh nghiệp Philippines vẫn sẽ tập trung vào thương hiệu lớn như Highlands Coffee và Phở 24. Còn thương hiệu đồ ăn chính Jollibee hiện đã có hơn 100 cửa hàng trên cả nước.

Hành trình trở thành thương hiệu toàn cầu của doanh nghiệp sở hữu Highlands Coffee - ảnh 3

Highlands Coffee tiếp tục là trọng điểm đầu tư của Jollibee tại VN trong tương lai

Về kế hoạch với chuỗi Highlands, doanh nghiệp dự tính 100 cửa hàng Highlands Coffee, chủ yếu phục vụ cho thị trường Việt Nam.

Được thành lập tại Việt Nam vào năm 1999, Highlands Coffee là chuỗi cà phê lớn thứ ba của Việt Nam, với hơn 341 cửa hàng.

Highlands Coffee hiện là doanh nghiệp có tốc độ phát triển ổn nhất tập đoàn Jollibee, với số cửa hàng liên tục mở rộng và có lãi. Trước dịch bệnh, các cửa hàng mới đã tạo lợi nhuận rất cao so với vốn đầu tư.

Theo giám đốc tài chính Ysmael Baysa, công ty cũng có ý định niêm yết Highlands Coffee tại Việt Nam vào cuối năm nay.

H.S

Xem thêm: Khi các đại gia đi...bán cà phê