HoREA kiến nghị về sửa đổi Luật Đầu tư nhằm "cứu cánh" doanh nghiệp bất động sản

06:30 | 21/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tác động việc sửa đổi, bổ điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 đối với thị trường bất động sản, doanh nghiệp và nguồn thu ngân sách.

Ngày 15/9/2021, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 6505/VPCP-PL truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “c) Về nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 23 Luật Nhà ở: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định này theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định”.

Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản rất kỳ vọng là điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 (sa đổi, b sung Khon 1, Điu 23 Lut Nhà 2014) sẽ sớm được sửa đổi, bổ sung vì điều khoản này đang cản trở sự phát triển bình thường của thị trường bất động sản, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, người mua nhà và làm sụt giảm nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Đây cũng là nhằm để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư và không làm phát sinh thêm “đầu luật mới”, nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn cho đầu tư kinh doanh trong tình hình dịch CoViD-19, phù hợp với Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 20/08/2021 của Chính phủ. Bên cạnh đó, sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, sớm đưa đất vào sử dụng để đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất đai “tiết kiệm và có hiệu quả”, không làm thất thoát nguồn lực đất đai.

Cũng theo HoREA, có ý kiến quan ngại là việc sửa đổi, bổ sung này sẽ mở rộng thêm việc công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với các trường hợp nhà đầu tư có 100% đất nông nghiệp, hoặc có 100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, thì sẽ dẫn đến làm thất thu ngân sách nhà nước, làm thất thoát tài sản công và nguồn lực từ đất đai.  

“Không có cơ sở, mà chính việc chậm sửa đổi, bổ sung mới là tác nhân làm sụt giảm nguồn cung dự án nhà ở thương mại dẫn đến làm sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, làm chậm việc đưa đất vào sử dụng gây lãng phí tài nguyên đất đai”.

“Để có thời gian xem xét xây dựng hoàn thiện pháp luật về nhà ở, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng “Đề án xây dựng Luật Nhà ở” để đề xuất Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2022. Nếu chờ đợi Quốc hội thông qua “Đề án xây dựng Luật Nhà ở” thì phải mất thời gian trên một năm rưỡi nữa, như vậy sẽ không kịp thời giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp trong tình hình dịch Covid-19”., HoREA nhấn mạnh.

HoREA đánh giá về việc sửa đổi, bổ sung quy định trong Luật Đầu tư sẽ tác động tích cực đến doanh nghiệp, thị trường bất động sản

Theo số liệu thống kê của thành phố Hồ Chí Minh: Tổng số dự án nhà ở được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt giảm mạnh trong 5 năm qua (năm 2016: 130 dự án; năm 2017: 130 dự án; năm 2018: 122 dự án; năm 2019: 22 dự án; năm 2020: 53 dự án); Tổng số nhà ở huy động vốn giảm mạnh trong 3 năm gần đây (năm 2018 giảm 34,2%; năm 2019 giảm 46,4%; năm 2020 giảm 60,7% so với năm 2017); Trong 5 năm 2016-2020, số thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 75.372 tỷ đồng chỉ chiếm tỷ lệ 4,15% tổng thu ngân sách thành phố và bị giảm mạnh trong 3 năm 2018-2020. Riêng số thu tiền sử dụng đất năm 2020 chỉ đạt 7.634 tỷ đồng bằng ½ số thu của năm 2019 và chỉ bằng 1/3 số thu tiền sử dụng đất năm 2017; Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ kinh doanh bất động sản trong 4 năm 2017-2020 chỉ đạt 15.376 tỷ đồng và có xu thế bị xụt giảm.

Trong giai đoạn 2015-2020, căn cứ vào Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 chỉ công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có quyền sử dụng đất 100% đất ở, mà loại dự án này chỉ chiếm không quá 5% tổng số dự án nhà ở thương mại trên thị trường, nên kể từ ngày 10/12/2015 (Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực) đến tháng 8/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh đã có 126 dự án nhà ở thương mại có đất hỗn hợp, không có 100% đất ở nên không được công nhận chủ đầu tư. 

Từ tháng 9/2018 đến cuối năm 2020, các doanh nghiệp không nộp hồ sơ loại này nữa, vì có nộp thì cũng bị “bác”, nên số lượng loại dự án nhà ở không có 100% đất ở không được công nhận chủ đầu tư chắc chắn là nhiều hơn. 

Giả định mỗi dự án nhà ở thương mại trên đây có vốn mức đầu tư 1.000 tỷ đồng thì tổng mức đầu tư của 126 dự án sẽ là 126.000 tỷ đồng, thì việc không được công nhận chủ đầu tư 126 dự án này dẫn đến Nhà nước bị thất thu 12.600 tỷ đồng thuế GTGT (thuế suất 10%); nếu lợi nhuận đạt 20% tương đương 25.200 tỷ đồng, thì Nhà nước bị thất thu 5.040 tỷ đồng thuế TNDN (thuế suất 20%); Bên cạnh đó, nếu dự án được triển khai, phần dịch vụ, thương mại của 126 dự án này sẽ được đưa vào kinh doanh thì Nhà nước còn thu thêm các nguồn thuế phái sinh khác. 

Nếu thống kê trong cả nước thì mức độ thất thu ngân sách nhà nước có thể gấp 3 lần, vì thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 1/3 thị trường bất động sản của cả nước.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) – ông Lê Hoàng Châu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 23 Luật Nhà ở 2014) sẽ không làm thất thu ngân sách nhà nước, không làm thất thoát nguồn lực đất đai.

“Việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020) và Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 sẽ giúp làm tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại, từ đó làm tăng nguồn cung nhà ở trên thị trường, đồng thời giúp kéo giảm giá nhà để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững và tạo điều kiện cho người tiêu dùng tạo lập được nhà ở với giá cả hợp lý”., HoREA nhấn mạnh.