Hướng đi bền vững cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ

08:43 | 05/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Nhờ thị trường Mỹ tăng vọt, kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản trong tuần cuối tháng 3 của Việt Nam đã đạt 178 triệu USD, tăng 8,7 triệu USD so với tuần trước đó.
Từ ngày 23/3 đến 30/3/2021, với sự tham gia của 568 doanh nghiệp, xuất khẩu thủy sản đã tới 88 thị trường, tăng 4 thị trường so với tuần trước. Những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của nước ta chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. 
 
Trong đó, tại thị trường Trung Quốc, Singapore và đặc biệt là Mỹ đều có dấu hiệu tăng trưởng tích cực so với tuần trước đó, trong khi xuất khẩu thủy sản tới Nhật Bản và Hàn Quốc giảm. 
 
Chỉ tính riêng tại thị trường lớn nhất là Mỹ, kim ngạch xuất khẩu thủy sản  đạt 35 triệu USD, tăng 4,1 triệu USD so với tuần trước đó. Ba mặt hàng thủy sản chính rất được thị trường ưa chuộng chính là: Cá tra, cá ngừ và tôm thẻ.
Trước dấu hiệu về các mặt hàng xuất khẩu tăng cao trong tuần qua, đây là cơ hội rất lớn để phát triển hướng đi bền vững cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ. Nhất là trong bối cảnh các cảng biển lớn ở bờ tây nước Mỹ đang bị quá tải, dẫn tới phí vận tải đường biển tăng 2-4 lần.
 
Tính tới sáng 29/3, khoảng 24 tàu container chưa thể tiếp cận cảng Los Angeles và Long Beach (California, Mỹ) vì không có chỗ. Số lượng hàng hóa trên số tàu này có thể ước tính lớn gấp 10 lần so với con tàu khổng lồ Ever Given đang bị mắc kẹt ở kênh đào Suez.
 
Hướng đi bền vững cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ - ảnh 1
Tình trạng đông đúc ở cảng Los Angeles ở California, Mỹ.
 
Với tình trạng tắc nghẽn kéo dài tại 2 cảng biển quan trọng này, khoảng 1/3 lượng container hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Thời gian thông quan càng chậm thì chi phí vận tải đường biển lại càng tăng cao.
 
Phí chở hàng từ Trung Quốc đến Bờ Tây nước Mỹ đã 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính,  5.000 USD là con số thống kê cho một container dài hơn 10 mét.
 
Bên cạnh đó, phí vận chuyển từ châu Âu đến Bờ Tây cũng tăng gần gấp đôi.
 
Đối với hình thức này, phí vận chuyển đang bị đẩy cao gấp 8-10 lần so với vận tải đường thủy. Chi phí tăng cao thì như một lẽ tất yếu, giá cả hàng hóa của những con tàu này cũng sẽ được “thổi” lên một độ cao mới trên thị trường.
 
Nếu biết tận dụng cơ hội cạnh tranh về mặt hàng cũng như giá cả, con đường xuất khẩu thủy sản sang Mỹ của Việt Nam có thể định hướng bền vững hơn.
 

Phương Thúy