Kiến nghị siết chặt các dự án cao tầng ở nội thành TP HCM

15:35 | 24/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Sở Xây dựng TP.HCM có đề án kiến nghị siết chặt các dự án cao tầng mới ở nội thành TP.HCM nếu hệ thống hạ tầng tương ứng chưa được đầu tư.
Theo đề án "Xây dựng chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030" của Sở Xây dựng TP.HCM trình UBND TP, dự kiến đến năm 2025, tại các quận nội thành TP.HCM sẽ siết chặt các dự án bất động sản cao tầng mới trong trường hợp hệ thống hạ tầng tương ứng chưa được đầu tư.
 
Kiến nghị siết chặt các dự án cao tầng ở nội thành TP HCM
 
Theo Vietnam Finance, Sở Xây dựng nhận định hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhà ở tại nhiều nơi ở TP. HCM chưa được nâng cấp, cải tạo tương xứng, dẫn tới tình trạng quá tại. Do đó, căn cứ theo đề án trên, Sở sẽ hạn chế phát triển các dự án xây dựng nhà ở cao tầng tại các khu vực trung tâm là quận 1 và quận 3 tới năm 2025 nếu chưa xây dựng được hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phù hợp. Sở sẽ ưu tiên tăng chỉ tiêu quy hoạch dân số, hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng của các dự án cải tạo, xây dựng các chung cư mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975.
 
Đối với các quận 4, 5, 6, 11 và Phú Nhuận, Sở kiến nghị UBND TP hạn chế các chủ trương thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng trong 5 năm tới đây nếu chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương ứng. Đối với các quận nội thành phát triển là quận 2, 7, 9, 12, quận Thủ Đức, Bình Tân, TP sẽ ưu tiên phát triển những dự án nhà ở dọc theo trục đường giao thông công cộng lớn như tuyến Metro 1 hoặc thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng.
 
Kiến nghị siết chặt các dự án cao tầng ở nội thành TP HCM
 
Riêng đối với 5 huyện ngoại thành là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần giờ, thành phố sẽ phát triển các dự án nhà ở tại thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hạ tầng kỹ tuộng đồng bộ với tuyến giao thông chính, ưu tiên phát triển lĩnh vực du lịch kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh. Dự kiến đến năm 2025 thành phố cũng sẽ không phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới nếu chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng tương ứng.
 
Theo CafeF, Sở Xây dựng nhận định, hiện tại hệ thống hạ tầng nhà ở tại nhiều khu vực chưa được nâng cấp, cải tạo tương xứng dẫn tới tình trạng quá tải. Ngược lại, tốc độ phát triển nhà ở tự xây lại quá nhanh, nhu cầu sử dụng hạ tầng cao nhưng tốc độ cải tạo hạ tầng chưa tương tương xứng. Nhiều năm nay, mỗi khi xảy ra mưa lớn tại TP.HCM là lại xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, tốn nhiều kinh phí để khắc phục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để, đồng thời tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra quá thường xuyên gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân.
 
Kiến nghị siết chặt các dự án cao tầng ở nội thành TP HCM
 
Các chuyên gia nhận định, đây là hệ quả do hạ tầng cơ sở không theo kịp sự phát triển nhà ở, khi trên địa bàn có hơn 1,9 căn nhà, mật độ nhà ở tjai một số nơi lên tới 10.894 căn/km2. Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, từ năm 1993 đến năm 2010, thành phố ghi nhận hơn 2 triệu lượt người tới các khu dân cư mới sinh sống, trong khi hạ tầng kỹ thuật nâng cấp chưa được tương xứng, đô thị phát triển tự phát, bê tông hóa, lấn chiếm không gian của thiên nhiên. KTS Ngô Viết Nam Sơn nhận định: "Để giải quyết vấn đề này cần phải có những quy hoạch cụ thể, từ chống ngập, kẹt xe đến quản lý xây dựng đô thị, mật độ dân cư. Phải thực hiện một cách đồng bộ mới giải quyết được vấn đề mà TP.HCM đang hứng chịu thời gian qua".
 
 
 
Linh Chi (t/h)