Liệu ByteDance có cứu được TikTok thoát khỏi lệnh cấm của Mỹ?

15:32 | 12/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa diễn ra, theo truyền thông Mỹ, Trump đã thua cuộc trước đối thủ Biden và câu chuyện “TikTok đang bị cấm ở Mỹ” càng trở nên phức tạp chưa thể đi đến hồi kết.

Mỹ tìm kiếm "lối thoát" cho vụ ByteDance


Bộ Tài chính Mỹ ngày 11/11 bày tỏ mong muốn tìm kiếm một giải pháp cho những rủi ro đối với an ninh quốc gia do vụ tập đoàn công nghệ ByteDance của Trung Quốc thâu tóm Musical.ly vào năm 2017, khi Musical.ly sau đó được sáp nhập vào ứng dụng chia sẻ video TikTok.

Người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ Monica Crowley cho biết Bộ này vẫn tập trung vào việc tìm kiếm một giải pháp cho những rủi ro đối với an ninh quốc gia do vụ ByteDance thâu tóm Musical.ly.
 
Liệu ByteDance có cứu được TikTok thoát khỏi lệnh cấm của Mỹ? - ảnh 1Trụ sở tập đoàn ByteDance, công ty mẹ của TikTok, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

 
Thông báo trên được đưa ra một ngày sau khi ByteDance đệ đơn đề nghị Tòa phúc thẩm tại Washington ngăn chặn sắc lệnh của Chính phủ Mỹ yêu cầu tập đoàn này phải chuyển nhượng TikTok.

TikTok đã thông báo thỏa thuận sơ bộ vào tháng 9/2020 về việc Walmart và Oracle nắm cổ phần trong công ty mới có tên TikTok Global và giám sát các hoạt động tại Mỹ.

ByteDance đề nghị kéo dài thời hạn chuyển nhượng TikTok tại Mỹ


Theo Bloomberg, ngày 10/11, tập đoàn ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng TikTok (Trung Quốc) đã đệ đơn đề nghị Tòa án phúc thẩm Mỹ can thiệp để ngăn chặn sắc lệnh của chính phủ Mỹ yêu cầu hãng này phải chuyển nhượng ứng dụng chia sẻ video với hơn 100 triệu người dùng ở Mỹ này.

Mỹ cho rằng TikTok là một mối đe dọa an ninh quốc gia, cho rằng nó có thể cho phép chính phủ Trung Quốc truy cập vào dữ liệu cá nhân của hàng triệu người Mỹ vì nó thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc.

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh đã đến hạt chót ngày 12/11 (theo giờ Mỹ) ByteDance phải chuyển nhượng lợi ích trong các hoạt động của ứng dụng chia sẻ video TikTok tại Mỹ theo sắc lệnh hôm 14/8 vừa qua.
 
Cụ thể, Chính quyền Trump đã ban hành lệnh cấm TikTok ở Mỹ trên toàn quốc và yêu cầu công ty Trung Quốc phải nhượng quyền kiểm soát TikTok cho các nhà đầu tư Mỹ.

Trước thời hạn chót do Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ đưa ra vào ngày 12/11, TikTok cho biết, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển sang tòa phúc thẩm “để bảo vệ quyền lợi của công ty và của hơn 1.500 nhân viên ở Mỹ”.
 
Liệu ByteDance có cứu được TikTok thoát khỏi lệnh cấm của Mỹ? - ảnh 2
Chính quyền Trump cho rằng TikTok là một mối đe dọa an ninh quốc gia

Việc thoái vốn hay vi phạm các quyền về thủ tục tố tụng cũng như các quy tắc thủ tục hành chính, ByteDance yêu cầu chính phủ Mỹ phải giải thích rõ ràng lý do đối với các quyết định điều chỉnh.

Cuối cùng, một thỏa thuận đã được ký kết để bán khoảng 20% ​​cổ phần của một thực thể TikTok mới cho Oracle và Walmart, nhưng thỏa thuận đó hiện đang bị lấp lửng sau khi Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và thách thức pháp lý đối với lệnh cấm của chính quyền Trump.

Trong tuyên bố mới nhất, đại diện TikTok nêu rõ: “Trước những yêu cầu mới liên tiếp được đưa ra và hiện chưa rõ những giải pháp đề xuất của chúng tôi có được chấp thuận hay không, chúng tôi đã đề nghị Mỹ gia hạn 30 ngày chỉ thị trong sắc lệnh ngày 14/8”.

Công ty này nhấn mạnh nếu Chính phủ Mỹ không gia hạn quyết định, công ty buộc phải đệ đơn kiến nghị lên tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

Khi phải đối mặt với những lời chỉ trích vào đầu năm nay từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và lệnh tìm người mua cho các hoạt động ở Mỹ của mình, TikTok đã đàm phán với một số người cầu hôn tiềm năng, bao gồm cả Microsoft. Mặc dù cuối cùng ByteDance đã chọn đề xuất kép từ phần mềm nhà sản xuất Oracle và gã khổng lồ bán lẻ Walmart.
 
Liệu ByteDance có cứu được TikTok thoát khỏi lệnh cấm của Mỹ? - ảnh 3 Trung Quốc nổi giận vì Microsoft đàm phán mua TikTok

Chính quyền Trump có quên lệnh cấm TikTok?


Ngày 10/11, TikTok đệ đơn lên Tòa án Phúc thẩm Mỹ kêu gọi xem xét lại các hành động của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của chính quyền Trump tại Mỹ (CFIUS). Lý do là công ty không nhận được phản hồi từ Ủy ban này trong nhiều tuần, để công ty mẹ ByteDance bán bớt tài sản liên quan đến Mỹ do lo ngại về an ninh quốc gia.

CFIUS đặt thời hạn cuối cùng là ngày 12/11 để TikTok tự thoái vốn khỏi “bất kỳ tài sản hữu hình hoặc vô hình, ở bất kỳ đâu, được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của ByteDance với ứng dụng TikTok tại Mỹ”. TikTok cho biết đăng ký gia hạn thêm 30 ngày so với thời hạn của CFIUS, nhưng công ty chưa nhận được bất kỳ thông báo nào về vấn đề này.

Trước đó, bức thư ngày 30/7 từ Bộ Tài chính dựa trên thông tin chưa được phân loại, mặc dù CFIUS cho biết quyết định của họ cũng dựa trên thông tin đã được phân loại.

Đơn kiến nghị trên nêu đích danh Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Tư pháp William Barr, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và đại diện Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS). Văn bản này cho rằng hành động của CFIUS và sắc lệnh của ông Trump nhằm “tìm cách ép công ty bán rẻ TikTok, một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD được xây dựng dựa trên công nghệ của ByteDance”.

Nhà Trắng, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
 
Liệu ByteDance có cứu được TikTok thoát khỏi lệnh cấm của Mỹ? - ảnh 4
TikTok rơi vào tầm ngắm của chính quyền Mỹ 

TikTok đang hoạt động ở khoảng 150 nước trên thế giới. Riêng tại Mỹ có hơn 100 triệu người dùng ứng dụng chia sẻ video đình đám này. Chính quyền Tổng thống Trump lo ngại ứng dụng tiềm ẩn mối đe dọa an ninh quốc gia từ các hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng, trong khi TikTok đã bác bỏ điều này.

TikTok vẫn đang trong quá trình đàm phán với Walmart Inc và Oracle Corp về thỏa thuận phân chia cổ phần trong công ty mới TikTok Global, có nhiệm vụ giám sát hoạt động của TikTok tại Mỹ để đảm bảo ứng dụng này tiếp tục được sử dụng ở thị trường này.

Bloomberg dẫn nguồn tin tiết lộ ByteDance muốn định giá 60 tỷ USD cho TikTok. Oracle sẽ mua 12,5% cổ phần của TikTok, còn Walmart là 7,5%. Như vậy, Oracle, Walmart và các nhà đầu tư Mỹ khác (đang có cổ phần trong ByteDance) sẽ sở hữu khoảng 53% cổ phần TikTok Global, đảm bảo yêu cầu của ông Trump.
 
Liệu ByteDance có cứu được TikTok thoát khỏi lệnh cấm của Mỹ? - ảnh 5
Oracle đạt được những bước tiến trong thương vụ mua lại TikTok

Lệnh cấm TikTok tại Mỹ tốn nhiều giấy mực của báo chí suốt từ tháng 10/2019 đến nay


Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa diễn ra, theo truyền thông Mỹ, Trump đã thua cuộc trước đối thủ Biden. Đến nay câu chuyện “TikTok đang bị cấm ở Mỹ” trở nên thực sự phức tạp trong một thời gian dài, từ tháng 10/2019 cho đến nay vẫn chưa thể đi tới hồi kết.

Theo Pocket-lint, dưới đây là những cột thời gian đáng chú ý xung quanh lệnh cấm mà chính phủ Mỹ áp đặt đối với mạng xã hội video ngắn của ByteDance (Trung Quốc).

Tháng 10/2019

Câu chuyện này thực sự bắt đầu vào tháng 10/2019 khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang đến mức các quan chức Mỹ bắt đầu cảnh báo về việc sử dụng TikTok, nhưng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải là đối tượng duy nhất để mắt đến TikTok.

Trong khi đó, các thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Schumer và Tom Cotton đều kêu gọi điều tra TikTok khi cho biết “với hơn 110 triệu lượt tải xuống chỉ riêng ở Mỹ, TikTok là một mối đe dọa tình báo tiềm tàng mà chúng tôi không thể bỏ qua”.

Tháng 12/2019

Đến tháng 12/2019, Mỹ cáo buộc TikTok chuyển dữ liệu người dùng sang máy chủ ở Trung Quốc. TikTok phủ nhận những tuyên bố đó và cho biết chính phủ Trung Quốc không có quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng được lưu trữ ở Mỹ.
 
Liệu ByteDance có cứu được TikTok thoát khỏi lệnh cấm của Mỹ? - ảnh 6
Không chỉ chính quyền Trump, cả các thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Schumer và Tom Cotton đều kêu gọi điều tra TikTok 

Tháng 3/2020

Sự giám sát TikTok ngày càng gia tăng vào năm 2020. Đến tháng 3, nhiều người đã bắt đầu sử dụng ứng dụng để giải trí và xem đó như một phương tiện sáng tạo. TikTok đạt đến đỉnh điểm là 2 tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu.

Các báo cáo bắt đầu mở rộng sau khi công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Trung Quốc, ByteDance, hy vọng sẽ tăng cường sự hiện diện của mình trên toàn thế giới. Khi mối quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ đang căng thẳng, Ấn Độ đã quyết định cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả TikTok, vào mùa hè qua.

Tháng 7/2020

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với giới truyền thông vào tháng 7 rằng chính phủ Mỹ cũng đang cân nhắc việc cấm TikTok. Cho biết với FoxNews, ông Pompeo nói: “Chúng tôi chắc chắn đang xem xét nó. Chúng tôi đã làm việc về vấn đề này trong một thời gian dài.

Đối với các ứng dụng của Trung Quốc trên điện thoại di động của mọi người, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng Mỹ cũng sẽ làm được điều này”. Ông khuyên người dùng Mỹ nên thận trọng trong việc sử dụng TikTok khi thông tin cá nhân của họ có thể nằm trong tay chính phủ Trung Quốc.

Vào cuối tháng, ông Trump đã nói với các phóng viên rằng ông sẽ cấm ứng dụng này. "Với những lo ngại dành cho TikTok, chúng tôi sẽ cấm họ tại Mỹ. Tôi có quyền đó. Tôi có thể làm điều đó với một lệnh hành pháp”, ông Trump tuyên bố.
 
Liệu ByteDance có cứu được TikTok thoát khỏi lệnh cấm của Mỹ? - ảnh 7
Nhiều ông lớn công nghệ Mỹ nhắm tới TikTok 

Tháng 8/2020

Tổng thống Trump cuối cùng đã ký một lệnh điều hành buộc ByteDance bán các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Tuy nhiên ông đã ký một lệnh vài ngày sau đó nhằm nới lỏng khung thời gian. Ban đầu, Mỹ cho ByteDance 45 ngày để bán các hoạt động TikTok tại Mỹ, với hạn chót là 15/9, nếu không công ty sẽ phải đối mặt với một số hành động hạn chế.

Tuy nhiên, trong lệnh gia hạn, ông Trump kéo dài thời hạn đó lên 90 ngày. Một lệnh tương tự cũng được đưa ra đối với ứng dụng trò chuyện WeChat của Trung Quốc.

ByteDance đề nghị kéo dài thời hạn chuyển nhượng TikTok tại Mỹ. Nguồn: VOV
 
Hải Yến