Masan đóng cửa hơn 400 cửa hàng VinMart, VinMart+ hoạt động kém hiệu quả
Sau khi tiếp quản hệ thống bán lẻ Vingroup ban lãnh đạo Masan đã có hành động quyết liệt với những cửa hàng kém hiệu quả Sau 9 tháng, Masan dừng hoạt động 433 cửa hàng VinMart, VinMart+.
Từ khi tiếp quản hệ thống bán lẻ của Vingroup, ban lãnh đạo Masan đang quyết liệt đóng cửa những cửa hàng có hiệu quả kinh doanh thấp hơn yêu cầu. Mục tiêu của Masan không gì khác ngoài việc giảm lỗ, tiến gần đến điểm hòa vốn hơn.
Sau 9 tháng, 421 siêu thị mini VinMart+ và 12 siêu thị VinMart bị đóng cửa. Riêng trong quý III, hoạt động tối ưu hóa mạng lưới của VinCommerce được đẩy mạnh khi có đến 276 cửa hàng VinMart+ kém hiệu quả dừng hoạt động. Những thay đổi này bước đầu giúp hệ thống bán lẻ hoạt động hiệu quả hơn.
Hơn 80% số cửa hàng VinMart+ đóng cửa nằm ở TP.HCM và các thành phố cấp 2. Đây là những điểm bán có tỷ lệ doanh thu/m2 thấp hơn gần 50% so với mức yêu cầu để đạt điểm hòa vốn.
Đến cuối tháng 9, Masan chỉ mở mới 57 siêu thị mini VinMart+ và 1 siêu thị VinMart. VinCommerce có tổng cộng 2.646 điểm bán gồm 2.524 cửa hàng VinMart+ và 122 cửa hàng VinMart.
Doang thu quý 3 của VinCommerce
Trong quý III, VinCommerce thu về 7.864 tỷ đồng. Tổng doanh thu của chuỗi sau 9 tháng là 23.678 tỷ đồng. Masan cho biết doanh thu 9 tháng của hệ thống VinMart+ vẫn tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ 2019 dù hơn 400 cửa hàng đã đóng cửa. Các chỉ số như doanh thu/m2 và giá trị hóa đơn trung bình đều tăng trưởng dương.
Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) của VinCommerce âm 221 tỷ trong quý III và âm 1.272 tỷ sau 3 quý. Biên EBITDA của VinCommerce quý III âm 2,8%, cải thiện đáng kể so với quý liền trước (âm 8,5%) và cùng kỳ 2019 (âm 6,6%). Ban điều hành công ty cho rằng VinCommerce có thể hòa vốn EBITDA trong quý IV.
Nguyên nhân giúp hệ thống bán lẻ của Masan giảm lỗ ngoài việc đóng cửa các siêu thị không hiệu quả còn do tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên. Công ty cho biết hoạt động tối ưu hóa danh mục sản phẩm, đưa ra chính sách giá mới và và đàm phán lại điều khoản với nhà cung cấp là động lực giúp cải thiện biên lãi gộp. Song song đó, chi phí hoạt động cũng được tiết giảm.
Ngoài ra, doanh số nhãn hàng riêng tại hệ thống VinMart, VinMart+ đang tăng nhanh với tốc độ trên 10% trong quý III. Đây là một trong những ưu tiên của Masan với mục tiêu nâng tỷ trọng đóng góp lên 20% doanh thu của toàn chuỗi trong dài hạn. Sản phẩm nhãn hàng riêng có biên lợi nhuận cao hơn so với sản phẩm nhập hàng từ nhà phân phối bên ngoài.
Masan đã thử nghiệm mô hình cửa hàng mới cho VinMart+
Masan cho biết tại đã bắt đầu thử nghiệm mô hình cửa hàng VinMart+ với cách bày trí mới, ưu tiên cung cấp hàng tươi sống nhiều hơn từ tháng 8 với mục tiêu tìm ra công thức thành công tại TP.HCM vì tại TP. Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung là thị trường VinCommerce đang dẫn đầu. Tại miền Bắc, hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart+ không gặp phải sự cạnh tranh gay gắt như ở khu vực miền Nam, nơi có sự hiện diện với mật độ bao phủ lớn của các đối thủ Bách Hóa Xanh, Saigon Co.op.
khu vực Hà Nội đóng góp tới 48% tổng doanh thu của toàn hệ thống siêu thị VinMart. Tại thủ đô, biên EBITDA của VinMart là số dương. Với mô hình siêu thị mini VinMart+, Hà Nội và các thành phố cấp 1 (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) đóng góp 60% tổng doanh thu. Mức doanh số/m2 tại các thị trường này đã đạt điểm hòa vốn 7,5 triệu đồng/m2/tháng.
Tại khu vực TP.HCM, VinCommerce đang nỗ lực cải thiện hiệu quả hoạt động. Mức tăng trưởng doanh thu/m2 và giá trị hóa đơn trung bình tại các siêu thị mini VinMart+ ở TP.HCM trong quý III cao hơn mức chung của hệ thống. Nhưng với các siêu thị VinMart ở TP.HCM, chỉ số này tăng trưởng âm.
Nguyễn Dung(t/h)
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) là một trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Masan Group là hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam.
Bài viết liên quan
Giới thiệu chung về Tập đoàn Masan
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan hay còn gọi là Masan Group. Đây là một trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mà Masan Group tập trung đến là hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam.
Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh doanh số 1 tại Việt Nam, Masan không ngừng phát triển trong suốt những năm vừa qua.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group)
Tháng 11/2004 Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với vốn điều lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng. Tháng 7/2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San.
MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San. Tháng 8/2009 Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group).
Một trong những thành tích đáng tự hào của Masan là nằm ở vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016. Trong ngành hàng tiêu dùng, Masan nằm ở vị trí 2 so với các thương hiệu khác trên cả nước. Doanh thu vào năm 2016 của Masan đạt được lên đến 43.298 tỷ đồng.
Masan Group - Quá trình hình thành nên thương hiệu hàng tiêu dùng số 1 Việt Nam
Tiền thân của Masan Group là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga do ông Nguyễn Đăng Quang thành lập vào năm 1990. Đến năm 2001, khi đưa thương hiệu Masan Food về nước, đánh dấu sự xuất hiện của thương hiệu Masan trên thị trường Việt.
Những sản phẩm của Masan Group
Tháng 11 năm 2004, Công ty CP Hàng Hải Masan (MSC) chính thức được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng. Đến tháng 7 năm 2009, MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty CP Tập đoàn Masan tăng số vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.
Tháng 8 năm 2009 , Công ty CP Tập đoàn Masan được đổi tên thành Công ty CP Masan (Masan Group). Thời điểm này cái tên Masan vẫn còn rất ít tên tuổi trên thị trường Việt Nam. Đây cũng dấu mốc Masan chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Thời điểm cuối năm 2012, Masan Group phát triển trở thành doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam. Mức doanh thu tại thời điểm năm 2012 đạt được 10.575 tỷ đồng gấp 16 lần so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế lên đến 1.962 tỷ đồng gấp 22,5 lần so với năm 2007.
Sau hơn 20 năm đầu tư phát triển, hiện nay công ty đã chiếm hơn 70% thị phần nước tương, gần 70% thị phần nước mắm, 40% thị phần cà phê hòa tan… Đặc biệt theo kết quả báo cáo của tổ chức Kantar World Pannel, tại Việt Nam có hơn 98% hộ gia đình sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của Masan.
Masan Group là một tập đoàn đa ngành với rất nhiều những công ty khác nhau được thành lập. Mỗi công ty con của Masan sẽ đại diện cho một lĩnh vực kinh doanh mà Masan đang tiến hành đầu tư.
Cấu trúc Tập đoàn Masan
Chủ tịch tập đoàn Masan - Ông Nguyễn Đăng Quang
Nguyễn Đăng Quang sinh ngày 23/08/1963 quê gốc ở Quảng Trị, tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh (tại Nga) và tiến sĩ vật lý hạt nhân (tại Belarus). Ông là doanh nhân thành công trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG), đồng thời là tỷ phú USD tự thân người Việt.
Ông hiện là nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan, phó chủ tịch tập HĐQT ngân hàng Techcombank và là 1 trong 5 người có tên trong danh sách tỷ phú USD người Việt Nam của tạp chí Forbes năm 2019 với tổng giá trị tài sản lên đến 1,2 tỷ USD.
Theo tạp chí Forbes, ông Quang khởi nghiệp từ việc bán mỳ gói cho người Việt sinh sống tại khu vực các nước Đông Âu. Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch tập đoàn Masan. Ảnh: Forbes Việt Nam
Sau một thời gian bán lẻ mì gói, ông Quang đã xây dựng nhà máy sản xuất Masan với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng. Sau đó, ông mở rộng đầu tư sang mặt hàng đậu nành, cá và tương ớt và gặt hái được nhiều thành công.
Đến năm 2002, ông Quang quyết định đưa Masan trở về quê nhà, đồng thời, ra mắt nước tương Chin–su.
Tiếp đó, năm 2003 Masan lại cho ra đời thương hiệu nước mắm Chin-su được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Xuất phát điểm từ bán lẻ mì gói, năm 2007, Masan chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này bằng việc ra mắt sản phẩm mì Omachi.
Dần dà, quá trình kinh doanh ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ giúp ông có một số vốn để về nước thành lập Tập đoàn Masan. Sau đó, ông tiếp tục cùng với tỷ phú Hồ Hùng Anh đầu tư vào Ngân hàng Techcombank.
Những chức vụ ông Nguyễn Đăng Quang đã và đang nắm giữ hiện nay gồm:
Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN)
Thành viên HĐQT Cty CP Hàng tiêu dùng Masan (MCH)
Thành viên HĐQT Cty CP Tài nguyên Masan (MSR)
Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Tổng Giám đốc Cty CP Masan
Chủ tịch HĐTV Cty khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo
Thành tích nổi bật của "gã khổng lồ" Masan
Bắt đầu từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất mỳ gói phục vụ cộng đồng người Việt tại Nga, Masan dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Đăng Quang và các cộng sự ngày một phát triển lớn mạnh. Không sai khi nói rằng “Masan chính là đế chế hàng tiêu dùng số 1 tại Việt Nam hiện nay”.
Masan Group là đế chế hàng tiêu dùng tỷ đô đang chiếm lĩnh 95% căn bếp Việt
Năm 2015, tập đoàn Masan, với 10 ngàn nhân viên, đạt doanh thu thuần trên 30 ngàn tỷ đồng, mức tăng kỷ lục 90% so với năm trước đó. Giá trị thị trường của Masan Group ở mức 51 ngàn tỉ đồng, khoảng 2,4 tỉ đô la Mỹ tính tới trung tuần tháng 6/2016.
Cụ thể, vào năm 2016, Masan đứng thứ 7 trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đứng thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, đến năm 2018 doanh thu Masan Group đạt được ước tính lên đến 47.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2017.
Nếu tính thương vụ góp vốn hồi tháng 1/2019, khi tập đoàn Singha của Thái Lan bỏ 650 triệu đô la Mỹ để sở hữu 14,3% cổ phần trong Masan Consumer Holdings và 33,3% của Masan Brewery, hai công ty thuộc Masan Group, thì chỉ riêng Masan Consumer đã được định giá 4,5 tỷ đô la Mỹ.
Mục tiêu của Masan trong năm 2020 đạt giá trị vốn hóa thị trường bằng 10% tổng giá trị quốc nội của Việt Nam, ước tính khoảng 20 tỷ USD.
TIN LIÊN QUAN
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày