Ngân hàng nhà nước đồng ý cho ACB tăng thêm 5.404 tỷ đồng vốn điều lệ
Ngân hàng ACB vừa công bố thông tin được Ngân hàng nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ tối đa hơn 5.400 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Hiện tại, tổng số vốn điều lệ của ngân hàng này đang ở mức hơn 21.000 tỷ đồng.
Dựa trên phương án đã được đại hội cổ đông thường niên phê duyệt hồi đầu tháng 4, ACB sẽ tiến hành kế hoạch phát hành thêm hơn 540 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 25%) để trả cổ tức năm 2020.
Qua đó, nếu tiến hành tăng vốn thành công, tổng vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ rơi vào mức 27.019 tỷ đồng.
Giải thích cho mục đích tăng vốn điều lệ, Hội đồng quản trị của ngân hàng ACB cho biết việc này nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ, thêm nguồn vốn để cải tạo, đều tư các dự án chiến lược trong những năm tới.
ACB sẽ có vốn điều lệ lên tới hơn 27.000 tỷ đồng nếu tăng vốn thành công
Về tình hình kinh doanh, trong quý 1/2021 ngân hàng ACB thu về một số điều tích cực. Đạt 3.3.104 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ lực đẩy từ các mảng dịch vụ và tín dụng.
Thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 4.639 tỷ đồng, cao hơn 35.6% so với cùng thời điểm quý 1 năm 2020. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 625 tỷ đồng gần 70%. Hệ số NIM (biên độ lãi ròng) của ngân hàng cũng tăng mạnh cải thiện lên 4.22%.
Tính đến cuối thời điểm tháng 3/2021, tổng tài sản của ACB đã tăng tăng 1,1% lên 449.515 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 4,1% ở mức 324.311 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng giảm 0,3% xuống 352.217 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nợ xấu của ngân hàng đang tăng rất bất thường trong quý vừa khi rơi vào mức 2.954 tỷ đồng, tăng hơn 60% so với cuối năm 2020. Trong đó, nợ nhóm 4 - nợ nghi ngờ tăng mạnh 94% lên 799 tỷ đồng, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn tăng 53% lên 1.858 tỷ đồng.
Dù nợ xấu tăng mạnh, tỷ lệ nợ xấu của ACB vẫn ở mức rất thấp. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính tới cuối quý 1/2021 đạt 0.91%, trong nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống.
Hiện tại, theo các chuyên gia nhờ khoản phí nhận được trong thương vụ hợp tác với SunLife (370 triệu USD) đã phần nào giúp ACB giảm được chi phí vốn trong quý 1. Kết quả hoạt động mảng phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng của ACB trong quý 1 đứng thứ 2 hệ thống ngân hàng về doanh thu phí. Ngoài ra, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đã cải thiện lên 22% từ mức 20% cuối 2020.
H.S
Xem thêm: SHB - Ngân hàng TMCP cố gắng vươn mình thành đơn vị bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.