Nguyên nhân Hà Tĩnh mong muốn `khai tử` mỏ sắt Thạch Khê sau gần 10 năm `đắp chiếu`
Hà Tĩnh kiến nghị Trung ương dừng hẳn mỏ sắt Thạch Khê để điều chỉnh hướng sang phát triển du lịch vì cho rằng dự án sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Sau gần 10 năm "đắp chiếu" mỏ sắt Thạch Khê, mới đây Hà Tĩnh tiếp tục có văn bản kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Trung ương cho dừng hẳn dự án trước tháng 5/2021.
Nằm trên địa bản 5 xã ven biển huyện Thạch Hà gồm: Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Trị và Thạch Lạc. Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê được đầu tư khoảng 14.500 tỷ đồng để khai thác trong vòng 50 năm trên tổng diện tích đất sử dụng hơn 4.800 ha.
Mỏ sắt Thạch Khê được đầu tư khoảng 14.500 tỷ đồng để khai thác trong vòng 50 năm trên tổng diện tích đất sử dụng hơn 4.800 ha
Theo báo cáo, Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng khoảng 544 triệu tấn. Giai đoạn năm 2008 - 2011, Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê đã bóc đất tầng phủ được khoảng 12,7 triệu m2 với độ sâu -34m so với mực nước biển thu hồi 3.000 tấn quặng.
Sau đó dự án gặp vướng mắc về huy động vốn dẫn đến hàng loạt hệ lụy như chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, thiếu tiền thanh toán cho nhà thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và xây dựng khu tái định cư. Cho đến tháng 11/2011, Chính phủ phải cho tạm dừng dự án để thẩm định lại thiết kế và tái cơ cấu cổ đông.
Tính từ thời điểm đó đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có ban hành hàng loạt thông báo, báo cáo, kết luận kiến nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Đồng thời, trước tình hình dự án nằm bất động 10 năm qua người dân cũng mong muốn cơ quan chức năng cũng sớm đưa ra kết cục để có thể tái thiết cuộc sống.
Mong muốn khai tử mỏ sắt từ chính quyền địa phương
Theo chính quyền địa phương, dự án treo nhiều năm qua đã phá vỡ quy hoạch xây dựng hạ tầng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp khiến kinh tế trì trệ và địa phương gặp khó khăn.
Việc khai thác có quá nhiều rủi ro về mất an toàn cũng như nguy cơ ảnh hưởng môi trường
Việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê có quá nhiều rủi ro về mất an toàn trong quá trình khai thác và có nguy cơ ảnh hưởng môi trường. Bên cạnh đó, công nghệ và kỹ thuật khai thác chưa phù hợp với đặc thù địa chất mỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động đến môi trường. Phương thức vận chuyển khó khả thi mang lại hiệu quả thấp dẫn đến việc hệ thống giao thông bị ảnh hưởng. Ngoài ra, dự án sẽ gây đến hiện tượng suy giảm, cạn nguồn nước ngầm, nguy cơ sạt lở đất trong tương lai điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trên diện rộng.
Cũng theo đó, Lãnh đạo Sở kế hoạch đầu tư nêu rõ quan điểm: "Theo quan điểm của tỉnh là dừng hẳn dự án. Khi cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt dự án, tỉnh sẽ dùng khu đất này phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động kinh tế phù hợp".
Chủ đầu tư xin tái khởi động dự án
Ông Đỗ Đình Thừa - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) có chia sẻ trước thông tin Hà Tĩnh muốn dừng hẳn mỏ sắt Thạch Khê: "Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ có trữ lượng lớn, thành phần đạt kết quả cao. Việc dừng hoạt động nhiều năm đã gây thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến công ty cũng như các cổ đông nên mong muốn dự án sớm được tái khởi động".
Bên cạnh đó, phí TIC đã thuê đơn vị độc lập nước ngoài đánh giá môi trường dự án cho kết quả khả quan, khi khai thác sẽ không xảy ra hiện tượng tụt nước ngầm, sa mạc hóa,... Đồng thời, Công ty cũng đã hoàn thiện thủ tục pháp lý cần thiết, cổ đông cũng đã ký bản ghi nhớ với ngân hàng cấp vốn, đơn vị thu mua cũng đã có văn bản mua sản phẩm.
"Tính đến thời điểm hiện nay, nhu cầu dùng thép, quặng ở trong nước hiện rất lớn chưa nói đến việc xuất khẩu. Có thể trong tương lai khoa học phát triển, xã hội sẽ không cần dùng đến sắt thép nữa nên việc tái khởi động bây giờ là rất phù hợp bởi tính sản lượng tiêu thụ từ năm 2008 - 2011 giá thép chỉ ở ngưỡng 50USD/tấn nhưng đến nay giá thành đã lên hơn 150USD/tấn" - ông Thừa chia sẻ thêm.
Theo đại diện TIC cho biết: "Công ty cùng các cổ đông đã bỏ vào dự án khoảng 1.800 tỷ đồng. Trường hợp dự án khai tử thì cần phải có sự bồi thưởng thỏa đáng bởi chủ đầu tư không sai, chúng tôi đã làm đúng và đủ thủ tục, nếu có thay đổi là do chính sách".
Xem thêm: Bước nhảy vọt của xuất khẩu sắt thép
Tâm Phạm