Ông chủ của IPP Air Cargo đề nghị Bộ GTVT hướng dẫn các thủ tục lập hãng bay
Thành lập hãng hàng không chuyên biệt
Chủ tịch của IPP Air Cargo vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT hướng dẫn các bước chuẩn bị và thủ tục lập hãng hàng không để sẵn sàng khi thị trường mở cửa vào năm 2022. Trong văn bản doanh nhân này chia sẻ mong muốn được cơ quan này hướng dẫn các thủ tục thành lập hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa.
Trước đó, doanh nghiệp này nhận được văn bản số 7241 của Văn phòng Chính phủ trả lời về việc kiến nghị thành lập hãng hàng không, trong đó hướng dẫn IPP Air Cargo tiếp tục làm việc với Bộ GTVT về việc xin cấp phép bay theo đúng quy định.
Chủ tịch của IPP Air Cargo khẳng định hoàn toàn đồng tình với quyết định của Cục Hàng không và Bộ Giao thông Vận tải khi không cấp phép cho hãng bay mới cho tới khi kiểm soát được dịch Covid-19 và thị trường hàng không nội địa phục hồi.
Tuy nhiên, chiến lược của đơn vị này là thành lập một hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa với mục tiêu góp phần tăng giá trị cạnh tranh của các hãng hàng không hàng hóa của Việt Nam trên các đường bay quốc tế. Việc này sẽ góp phần vào sự phát triển chung của ngành hàng không Việt Nam cũng như góp phần bình ổn giá cước vận chuyển hàng hóa, ổn định chi phí hàng hóa, nguyên vật liệu, giảm thiểu việc ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, nguy cơ lạm phát và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.
Trong lúc chờ thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022), IPP Air Cargo đề xuất Bộ GTVT có văn bản hướng dẫn các thủ tục xin cấp phép bay và các công tác chuẩn bị về điều kiện an toàn bay theo quy định hiện hành. Sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT, IPP Air Cargo sẽ khẩn trương hoàn thành các bước chuẩn bị và thủ tục để xin cấp phép theo quy định trong năm 2022.
Sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT, doanh nghiệp sẽ khẩn trương hoàn thành các bước chuẩn bị và thủ tục để xin cấp phép theo quy định trong năm 2022.Trước đó, ông chủ của IPP Air Cargo thông tin đã đạt thỏa thuận mua 10 chiếc Boeing 777 Freighter trị giá 3,5 tỷ USD để lập hãng bay chở hàng sau dịch.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết số máy bay này là đặt hàng trước và khi được cơ quan chức năng cấp phép, IPP Air Cargo sẽ có sẵn đội bay hùng hậu để triển khai kinh doanh, đồng thời đưa hãng bay này thành hãng hàng không vận tải hàng hóa lớn bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á.
"Chúng tôi mua không phải để bay luôn vì đặt hàng xong cũng phải 2 - 3 năm nữa mới nhận bàn giao máy bay. IPP Air Cargo cũng hướng tới mua mới dòng Boeing 777 Freighter để làm lớn ngay từ đầu thay vì sử dụng các dòng máy bay vận tải hành khách tháo ghế hoán cải thành máy bay chở hàng", ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết.
Trước đó, vào giữa tháng 6/2021, Công ty cổ phần IPP Air Cargo do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc thành lập mới hãng hàng không vận chuyển hàng hóa. Mục tiêu của Công ty cổ phần IPP Air Cargo là thành lập 1 hãng hàng không vận tải hàng hóa hoạt động trong phạm vi nội địa và quốc tế. Dự án này có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Nếu được cấp phép, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 tàu bay hàng hoá, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ 3. Hãng lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD. Dự kiến đến năm thứ 4 kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có lãi. Doanh nhân này mong muốn IPP Air Cargo sẽ giành lại thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế tại Việt Nam khi phần lớn thị phần đang trong tay các hãng bay nước ngoài.
IPP Air Cargo hy vọng được phê duyệt dự án đầu tư, lấy được giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vào quý III/2021; lấy chứng chỉ nhà khai thác vào quý V/2021; thực hiện chuyến bay thương mại vào quý II/2022.
Kế hoạch ký biên bản ghi nhớ mua 10 máy bay Boeing
Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) Johnathan Hạnh Nguyễn vừa tiếp tục đề nghị Thủ tướng quan tâm hỗ trợ dự án lập hãng bay chở hàng IPP Air Cargo và Bellazio Logistics.
Hiện tại, IPP Air Cargo có kế hoạch ký bản ghi nhớ mua 10 máy bay B777 Freighter - dòng máy bay chuyên chở hàng với Boeing, trị giá khoảng 3,5 tỷ USD. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết IPP Air Cargo sẽ có năng lực vận tải bằng đường hàng không lớn nhất Đông Nam Á, nếu thương vụ này thành công.
Hồi đầu tháng 6, doanh nhân này xin thành lập dự án hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng (khoảng 100 triệu USD), trong đó 30% là vốn chủ sở hữu, 70% còn lại là vốn huy động. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải chưa đồng ý chủ trương thành lập hãng bay này trong bối cảnh ngành hàng không vẫn đang gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh.
Dù vậy, ông Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn chưa từ bỏ tham vọng lập hãng bay chở hàng. Cuối tháng 7, ông kiến nghị Thủ tướng cho phép chuẩn bị các thủ tục để lập hãng bay chuyên biệt vận tải hàng hoá trong lúc đợi thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022).
Nguồn thu từ hoạt động tài chính quý II của Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) sụt giảm nghiêm trọng khiến doanh nghiệp lần đầu báo lỗ kể từ năm 2016.
Theo báo cáo tài chính của Sasco, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần quý II đạt 94 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế, phòng chờ sân bay của Sasco đều tăng so với cùng kỳ.
Hiệu quả kinh doanh của Sasco cũng cải thiện rõ rệt khi biên lợi nhuận gộp tăng từ 38% lên 51%, giúp doanh nghiệp của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi gộp 48 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động tài chính của Sasco sụt giảm nghiêm trọng trong quý II, từ 122 tỷ đồng xuống còn 23 tỷ đồng. Sụt giảm này đến từ các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty liên quan giảm mạnh.
Mất nguồn thu từ doanh thu tài chính, Sasco lỗ sau thuế 14 tỷ đồng trong quý II khi tổng thu nhập không đủ bù đắp chi phí lãi vay, bán hàng, quản lý doanh nghiệp dù các khoản chi cho hoạt động vận hành đã được tiết giảm.
Đây là quý đầu tiên Sasco báo lỗ từ năm 2016. Năm ngoái, công ty dịch vụ sân bay của ông Hạnh Nguyễn vẫn có lãi cả 4 quý nhờ doanh thu hoạt động tài chính trong khi phần lớn các doanh nghiệp liên quan đến ngành hàng không đều thua lỗ nghiêm trọng.
Lũy kế 6 tháng đầu 2021, Sasco đạt doanh thu thuần 202 tỷ đồng, thấp hơn 65% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp lỗ ròng 1 tỷ đồng trong khi có lãi 52 tỷ đồng trong nửa đầu 2020.
Xem thêm: Chân dung đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn, người muốn chi 3,5 tỷ USD mua 10 máy bay Boeing