Phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó

10:32 | 26/02/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Giá cước vận tải biển tăng gấp 3 - 4 lần, thậm chí có thời điểm tăng cao gấp 10 lần so với cùng kỳ khiến doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó.

Chưa có dấu hiệu chấm dứt tăng giá

 
Phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó là chuyên đề được VTV.vn phản ánh với nhận định: Giá cước vận tải biển tăng gấp 3 - 4 lần, thậm chí có thời điểm tăng cao gấp 10 lần so với cùng kỳ. Theo các doanh nghiệp, tình trạng này vẫn đang tiếp diễn chưa thấy có dấu hiệu chấm dứt trong đầu năm nay.
 
 
Phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó - ảnh 1
Phí logistics tăng tới 4 lần, nhưng giá sản phẩm không tăng
gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu
 
Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phải tìm mọi cách để ứng phó để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu, cố gắng giữ chân khách hàng.
 
Phí logistics tăng tới 4 lần, nhưng giá sản phẩm không được tăng giá, một doanh nghiệp xuất khẩu cho biết họ chỉ còn cách cắt giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, thay vì đẩy mạnh hàng vào thị trường Mỹ, Canada, họ tìm kiếm thêm thị trường gần hơn như: Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, để giảm chi phí vào logistics, dòng tiền quay vòng nhanh hơn.
 
"Phải rà soát các loại chi phí, tiết giảm tối đa các chi phí để bù đắp được một phần phí logistics", bà Ngô Thu Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP Ameii Việt Nam, cho biết.
 
Ngoài ra, họ còn chủ động cập nhật phí logistics theo tuần, từ đó một mặt tận dụng được thời điểm giá tốt, một mặt điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu phù hợp.
 
Với một doanh nghiệp xuất khẩu khác, để ứng phó với việc khan hiếm container rỗng, họ phải đàm phán lại với khách hàng, linh động hơn về thời điểm giao hàng, không fix sẵn như trước.
 
"Doanh nghiệp nước ngoài họ hiểu tình hình dịch bệnh, nên khi đàm phán cũng không gặp khó khăn nhiều, họ không cứng nhắc, kể cả khách Mỹ hay khách Nhật", ông Nguyễn Xuân Biên, Giám đốc Xuất khẩu, Công ty Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu, chia sẻ.
 
Về lâu dài, nếu chi phí logistic vẫn cao thì họ cũng phải tìm đến thị trường gần hơn, thậm chí tập trung vào thị trường nội địa, nhưng việc này không dễ và cần thời gian, nguồn lực lớn.
 

Bài toán nào cho cắt giảm chi phí?

 

Theo số liệu của Bộ Công Thương, sau gần 2 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng 36%, trong đó xuất khẩu nông sản đạt mốc tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020, rõ ràng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" trên của các doanh nghiệp có phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, theo chính các doanh nghiệp, đây chỉ là những biện pháp trước mắt, còn họ vẫn cần tính những bước đi dài hạn.
 
Thực tế, Việt Nam hoàn toàn không có hãng tàu container nào. Vì vậy, việc quyết định giá cước nằm ở tay các hãng nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hoàn toàn bị động. Theo Bộ Công Thương, đây cũng là cơ hội tốt nhất để nhà nước đưa ra các chính sách lâu dài, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân lập hãng tàu vận tải biển, hoặc liên doanh, liên kết với hãng tàu lớn.
 
"Các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp cũng phải có những suy nghĩ về vấn đề định hướng dài hạn thì bắt đầu có những doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến vấn đề về sản xuất cũng như xuất khẩu container. Chúng ta không thể làm được trong một ngày, nhưng trong 1 - 2 năm tới, chúng ta hy vọng đây sẽ là một hướng đi mới trong sản xuất cũng như hoạt động xuất khẩu của Việt Nam", ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nhận định.
 
 
Phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó - ảnh 2
Không chỉ riêng Việt Nam, mà giá cước vận tải container tăng cao
hiện là tình trạng chung trên toàn cầu
 
Liên quan đến việc tăng giá cước vận tải container, đại diện các hãng tàu lý giải do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 khiến việc giải phóng hàng và quay vòng container rỗng bị kéo dài. Họ cho rằng tình hình này còn kéo dài đến hết tháng 3, thậm chí có thể đến quý II năm nay do dịch bệnh vẫn phức tạp.
 
Không chỉ riêng Việt Nam, mà giá cước vận tải container tăng cao hiện là tình trạng chung trên toàn cầu, đặc biệt là các tuyến từ Trung Quốc tới châu Âu hoặc Mỹ.
 
Theo báo cáo vừa công bố ngày 24/2 của Fitch Solutions, giá vận chuyển 1 container 40 feet từ Trung Quốc sang châu Âu hiện là hơn 8.000 USD, trong khi năm 2020 chỉ chưa đến 2.000 USD, chưa đến 1/4 mức giá hiện nay. Tuy nhiên, báo cáo của Fitch Solutions cũng nhận định rằng giá cước tăng cao như hiện tại chỉ kéo dài trong ngắn hạn, cụ thể là trong năm nay, và sẽ dần ổn định trở lại trong trung hạn.
 
Cước vận tải biển tăng 4 lần, doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phóheo các doanh nghiệp, tình trạng giá cước vận tải biển tăng cao vẫn đang tiếp diễn, chưa thấy có dấu hiệu chấm dứt trong đầu năm nay.Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phải tìm mọi cách để ứng phó để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu, cố gắng giữ chân khách hàng.
 
Phí logistics tăng tới 4 lần, nhưng giá sản phẩm không được tăng giá, một doanh nghiệp xuất khẩu cho biết họ chỉ còn cách cắt giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, thay vì đẩy mạnh hàng vào thị trường Mỹ, Canada, họ tìm kiếm thêm thị trường gần hơn như: Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, để giảm chi phí vào logistics, dòng tiền quay vòng nhanh hơn.
 
"Phải rà soát các loại chi phí, tiết giảm tối đa các chi phí để bù đắp được một phần phí logistics", bà Ngô Thu Hồng,Tổng Giám đốc Công ty CP Ameii Việt Nam, cho biết.
 
Ngoài ra, họ còn chủ động cập nhật phí logistics theo tuần, từ đó một mặt tận dụng được thời điểm giá tốt, một mặt điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu phù hợp..
 
Với doanh nghiệp xuất khẩu khác, để ứng phó với việc khan hiếm container rỗng, họ phải đàm phán lại với khách hàng, linh động hơn về thời điểm giao hàng, không fix sẵn như trước.
 
"Doanh nghiệp nước ngoài họ hiểu tình hình dịch bệnh, nên khi đàm phán cũng không gặp khó khăn nhiều, họ không cứng nhắc, kể cả khách Mỹ hay khách Nhật", ông Nguyễn Xuân Biên, Giám đốc Xuất khẩu, Công ty Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu, chia sẻ.
 
Về lâu dài, nếu chi phí logistic vẫn cao thì họ cũng phải tìm đến thị trường gần hơn, thậm chí tập trung vào thị trường nội địa, nhưng việc này không dễ và cần thời gian và nguồn lực lớn.
 
Liên quan đến việc giá cước vận tải tăng, đại diện các hãng tàu lý giải do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 khiến việc giải phóng hàng và quay vòng container rỗng bị kéo dài. Họ cho rằng tình hình này còn kéo dài đến hết tháng 3, thậm chí có thể đến quý II năm nay do dịch bệnh vẫn phức tạp.
 
Trước đó, tại Diễn đàn Logistics 2020 với chủ đề "Cắt giảm chi phí logistics nhằm giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế ", một trong những điểm nghẽn làm tăng giá thành dịch vụ logistics được diễn đàn đưa ra là nằm ở cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.
Chi phí dịch vụ giao nhận vận chuyển - logistics tại Việt Nam hiện tương đương khoảng 20% GDP, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore, cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14%.
 
Bài toán đặt ra là làm sao để cắt giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu?
 
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng: Bộ GTVT phối hợp với các Bộ để đẩy mạnh tiến độ đầu tư các công trình giao thông lớn, đặc biệt là hệ thống cao tốc Việt Nam. Dự kiến đến năm 2030 phải có 5.000 km đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng. Đến năm 2021 có khoảng 2.000 km. Điều này có nghĩa trong 10 năm tới phải làm 3.000 km cao tốc. Như vậy, chúng ta phải hoàn thành cao tốc Bắc - Nam, các hệ thống cao tốc vành đai của trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM..
 
Hiện nay, doanh nghiệp Việt chỉ chiếm khoảng 25% thị phần dịch vụ logistics trong nước. Dù có lợi thế am hiểu thị trường nhưng 90% doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ và rất nhỏ, năng lực không đồng đều và đi sau các doanh nghiệp FDI về trình độ công nghệ.
 
Chính vì vậy, việc tăng cường kết nối và xây dựng mạng lưới hợp tác với doanh nghiệp FDI là cần thiết để "khơi thông dòng chảy" logistics, thông qua học hỏi các công nghệ mới, cũng như thúc đẩy việc hình thành các dịch vụ môi giới, trung gian trong ngành logistics.
 
Minh Hoa