Sự kiện online “Đông Nam Á: Cơ hội trong thách thức” của JCI Việt Nam
INE là viết tắt của chuỗi sự kiện “Kết nối quốc tế - International Networking Event” chương trình được tổ chức định kỳ ít nhất 2 tháng/ lần với các chủ đề khác nhau nhằm mục tiêu kết nối giao thương cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi khu vực và toàn cầu do chương trình Business Matching Program 2021 - thuộc Liên đoàn lãnh đạo và Doanh Nhân Trẻ Thế Giới tại Việt Nam (JCI Vietnam) khởi xướng.
Poster chính thức của chương trình International Networking Event ngày 27/06/2021
Chủ đề được lựa chọn cho chương trình INE lần này đó là “Đông Nam Á: Cơ hội trong thách thức”. Đây được xem là nội dung gần gũi gắn liền với thực trạng của các doanh nghiệp trong thời điểm đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra.
Chương trình đã điễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp đến từ JCI Vietnam, JCI Malaysia, JCI Philippines và JCI Bangladesh.
Ông Đào Minh Nguyên - Phó Giám đốc phụ trách kênh Quốc tế chương trình BMP21 giới thiệu sơ nét về chương trình International Networking Event trước khi sự kiện bắt đầu.
Trong phiên tọa đàm "Đông Nam Á: Cơ hội trong thách thức", ba vị diễn giả là Quản lý cấp cao của những doanh nghiệp các lĩnh vực Sản xuất, dịch vụ ăn uống và công nghệ đã chia sẻ những kinh nghiệm thực chiến trong qua trình dẫn dắt doanh nghiêp tồn tại và vượt qua khó khăn từ đại dịch để vươn lên phát triển bền vững. Các diễn giả đã có những chia sẻ những góc nhìn hết sức thú vị về tình hình thực tế của các doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19:
Ông Matin Ng Chin Liang - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn UWC Berhad (Malaysia) (https://www.uwcberhad.com.my/)
Ông Matin Ng Chin Liang - CEO của UWC Berhad, 1 tập đoàn chuyên về lĩnh vực công nghiệp bán dẫn niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia với định giá 1.4 tỷ USD, đã có những chia sẻ hết sức thiết thực và vượt trội về tình hình covid đã ảnh hưởng đến Covid như thế nào. Rất may mắn lĩnh vực của UWC Berhad không những ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch, mà bản thân công ty còn đạt mức tăng trưởng 2 con số trong năm 2020 nhờ khả năng lãnh đạo và thích nghi tuyệt vời của Matin và Ban Giám đốc. Anh cho rằng đối với lĩnh vực bán dẫn, nhà máy sản xuất là quan trọng nhất nên không cắt giảm bất cứ nhân sự nhà máy nào để giữ nguyên sản lượng. Công ty cũng áp dụng những biện pháp an toàn chặt chẽ và nghiêm ngặt: đeo khẩu trang, khử khuẩn, khai báo y tế điện tử, trang bị bảo hộ, tặng nước rửa tay cho công nhân… nhằm đảm bảo vận hành nhà máy được xuyên suốt. Về mặt dòng tiền, Matin đưa ra lời khuyên về việc tất cả các công ty trong mọi lĩnh vực đều phải có 1 kế hoạch tài chính chặt chẽ, để khi đại dịch xảy ra, để khi đại dịch xảy ra, chúng ta phải biết công ty có thể tồn tại trong bao lâu (6 tháng - 1 năm) từ đó đưa ra quyết sách phù hợp. Matin không nghĩ rằng đại dịch covid sẽ sớm kết thúc nên tất cả những gì chúng ta có thể làm là thích nghi với nó và tiếp tục vận hành công ty, nhanh chóng tham gia tiêm vaccine như là ưu tiên số 1 để nhanh chóng trở lại thương trường.
Ông Erdy Suryadarma - Giám đốc sản phẩm tại Jaramba (Indonesia) (https://jaramba.id/)
Ông Erdy Suryadarma - Giám đốc Sản xuất (CPO) của Jaramba - 1 startup về công nghệ kết nối phương tiện vận tải và từng có kinh nghiệm về VR/AR, lại có 1 góc nhìn tương đối khác biệt so với các doanh nghiệp lớn. Đối với startup, nguồn tiền sẽ không dồi dào như các doanh nghiệp lớn nên việc đầu tiên anh làm là thu hẹp hoạt động kinh doanh, chỉ chọn những project phù hợp và trong khả năng thành công cao nhất để có thể mang về dòng tiền sớm cho công ty. Chi phí vận hành là điều mà Erdy cắt giảm đầu tiên. Dù vậy Erdy vẫn giữ được những nhân sự chủ chốt để mở rộng trở lại sau đại dịch với những project lớn hơn. Erdy cũng đồng tình với 2 diễn giả còn lại về việc đại dịch covid sẽ không biến mất, muốn thích ứng với nó chúng ta phải linh hoạt, sáng tạo, đổi mới và áp dụng thật nhiều công nghệ.
Bà Nguyễn Thị Bạch Kim - Co-Founder tại Công ty Cổ Phần Cối Xay Gió (Việt Nam) (http://windmillscorp.com/)
Bà Nguyễn Thị Bạch Kim - Co-founder của Windmills Corp - 1 doanh nghiệp vận hành nhiều thương hiệu F&B đã quen thuộc với giới trẻ Việt Nam như: Tiệm bánh Cối xay gió, Vuông Pizza, Chung King... đã có những chia sẻ rất thiết thực và tâm huyết vì F&B là 1 trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi covid. Đại dịch đầu tiên đã làm thay đổi hoàn toàn mục tiêu mở rộng khắp Việt Nam trong trung hạn và dài hạn của công ty, khiến công ty thu hẹp hoạt động phát triển ở Đà Lạt và tập trung phục vụ khách nội địa thay vì khách du lịch từ 4 phương như trước đây. Windmills và Kim đã có 1 phương pháp rất khác biệt: xem các bạn nhân viên cửa hàng là những Partner "đối tác" và chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên. Điều này khiến cho các nhân viên cam kết và cảm thấy gắn bó hơn với tầm nhìn công ty, cảm giác vẫn tạo ra được giá trị cho công ty, đồng thời tiết kiệm được cho công ty 1 khoản chi phí vận hành lớn. Theo Kim, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh mô hình hết sức linh hoạt, sáng tạo để thích nghi với trạng thái "bình thường mới" của Covid.
Kết thúc phần trao đổi của các diễn giả, các thành viên tham gia có cơ hội giao lưu, giới thiệu sôi nổi với các doanh nghiệp bạn bè trong nước và quốc tế thông qua phần Giao lưu quốc tế (Business Networking). Các doanh nghiệp tham gia có cơ hội chia sẻ và giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp của mình đến với bạn bè quốc tế và tìm hiểu các cơ hội hợp tác thông qua phần thuyết trình ngắn. Chương trình là diễn đàn mang lại cơ hội kết nối rộng mở cho các doanh nghiệp phù hợp có nhu cầu hợp tác, sản xuất và thương mại xuất nhập khẩu.
Bích Hồng - Gia Linh