Thị trường bất động sản một số tỉnh thành miền Bắc những ngày gần đây đang dậy sóng, tăng mạnh. Tuy nhiên, có địa phương, sau những ngày sôi động, giao dịch đã trầm lắng. Trong cơn sốt, nhiều người cho rằng, cần phải thận trọng khi xuống tiền mua đất, tránh gặp rủi ro, ôm “quả đắng” trong quá trình đầu tư.
Đất trúng đấu giá huyện ven Hà Nội đã có dấu hiệu giảm nhiệt, mới đây nhiều địa phương đã thông báo đấu giá thêm hàng trăm lô đất, giá khởi điểm 5,1-23,1 triệu đồng/m2.
Kể từ sau Tết Nguyên đán, giá đất tại nhiều địa phương tăng nhanh khiến dư luận xã hội lo ngại về nguy cơ “tái sốt” đất nền. Nhất là thời điểm gần đây, thông tin về chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh cũng là một trong những yếu tố khiến nhà đầu tư lao vào gom đất để đợi hưởng lợi.
Thời gian qua, tại Hà Nội xuất hiện nhiều thông tin giả mạo mua bán, đặc cọc nhà ở xã hội. Do đó, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị cơ quan công an vào cuộc giải quyết tình trạng này.
UBND TP HCM đã ban hành quyết định quy định ưu tiên đối tượng được thuê nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, trong đó có những nhóm đối tượng lần đầu có trong danh sách được ưu tiên.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nhiều đại gia Việt Nam mua bất động sản để găm hàng chờ giá lên mới bán ra. Đánh thuế bất động sản thứ hai là hợp lý để đảm bảo công bằng cho xã hội cũng như tăng nguồn thu thuế cho quốc gia, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế.
Năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ được trung ương giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ là 300 tỷ đồng.
Theo chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản làm dự án nhà ở đa phần thông qua hình thức giao đất và nộp tiền sử dụng đất một lần, do đó, việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 gần như tác động không đáng kể đến nhóm này. Thay vào đó, gần như chỉ có những doanh nghiệp làm hạ tầng khu công nghiệp mới được hưởng lợi.