Mặc dù ngành cảng biển nói chung đã dần phục hồi với các tín hiệu tích cực từ cả vĩ mô và yếu tố ngành, nhóm phân tích của MASVN cho rằng vẫn còn nhiều rủi ro tiềm tàng trong năm 2024.
SSI Research cho rằng, nếu đề xuất tăng 10% giá bốc dỡ container được thông qua sẽ có tác động tích cực hoặc không tích cực với một số cảng. Về dài hạn, giá cước của ngành sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng cung cầu.
Giá cước vận tải biển sau khi tăng vọt trong giai đoạn tháng 6/2021 - tháng 9/2022 đã lao dốc mạnh cho đến nay, do nhu cầu sụt giảm, nguồn cung gia tăng. Đây cũng là tác nhân chính khiến kết quả kinh doanh loạt doanh nghiệp trong ngành giảm sâu, thậm chí lỗ trong quý II/2023.
UBND thành phố vừa công bố 5 tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa này nhằm mục đích phục vụ phát triển loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
Đúng 8h ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, chuyến xe chở hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam đã lăn bánh qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành) để sang Trung Quốc.
Gần đây, CTCP Chứng khoán VNDIRECT đã công bố báo cáo phân tích và dự phóng ngành vận tải và cảng biển trong năm 2023. Theo đó, năm nay được dự báo là một năm nhiều thách thức với ngành, tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có triển vọng tươi sáng nhờ nền tảng vĩ mô được cải thiện.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang, năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt 733,18 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021.
Hiện Bà Rịa – Vũng Tàu đang chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối cảng biển với khu công nghiệp, đồng thời phối hợp với các bộ ngành và địa phương trong vùng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối nhằm tăng cường sự liên kết phát triển; trong đó, tỉnh chú trọng hình thành vành đai kết nối các khu kinh tế ven biển để tạo thành chuỗi vành đai hướng biển trong khu vực.