Trong bối cảnh Trung Quốc thúc đẩy mở cửa trở lại sau thời gian thực hiện Zero COVID, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và chuyên gia có chung nhận định khá lạc quan cho viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai hành tinh trong năm nay.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo giải trình gửi các đại biểu Quốc hội, sau khi có ý kiến đề nghị làm rõ việc đánh giá rổ hàng hóa theo phương pháp tính của Tổng cục Thống kê đã phản ánh chính xác tác động của tăng giá đến đời sống người dân và doanh nghiệp hay không? Cân nhắc xây dựng một gói rổ hàng hóa phản ánh để có chính sách kịp thời, hạn chế những tác động đến người dân và doanh nghiệp.
Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/10, giá thuê nhà tăng trở lại do nhu cầu của người dân tăng cao, một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023 đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2022 tăng 0,15% so với tháng trước. So với tháng 12/2021 CPI tháng 10/2022 tăng 4,16% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,3%.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 3,94%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, CPI bình quân tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhờ các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi và được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ hơn nữa trong những tháng cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân tăng mạnh. Mặc dù kiểm soát tốt lạm phát trong 8 tháng qua, nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023.
Vào 15h ngày hôm nay 1/8, giá xăng dầu đã tiếp tục giảm mạnh từ 400 đến hơn 900 đồng/lít, đưa giá xăng, dầu về dưới mốc 25.000 đồng/lít. Điều này giúp cho người dân vui mừng, kỳ vọng với lần giảm tiếp theo này, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng và cước dịch vụ vận tải sẽ giảm theo. Nhưng qua ghi nhận nhanh tại chợ dân sinh, nhiều tiểu thương cho hay, giá cả các mặt hàng tiêu dùng khó có thể giảm ngay cùng với giá xăng.
Theo số liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,4% so với tháng 6 và tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung quý I, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,92%; lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, xăng dầu là yếu tố chủ yếu làm tăng chỉ số CPI trong 3 tháng đầu năm.
Lạm phát tại Việt Nam đang được kiểm soát khá tốt nhưng nguy cơ nhập khẩu lạm phát là có thật do độ mở của nền kinh tế khá cao, trong bối cảnh nhiều quốc gia tiếp tục nới lỏng tiền tệ...