UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt, cập nhật danh mục dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị giai đoạn 2021-2025, trong đó có 12 dự án nhà ở thương mại và 3 dự án nhà ở xã hội.
Trong 1 tháng trở lại đây, nhiều phiên chợ đất ở các quận, huyện tại Hà Nội liên tục được săn đón. Không thiếu trường hợp nhà đầu tư sang ngay lãi ngay hàng trăm triệu, cũng không ít người ra về "hai tay hai thửa". Theo chuyên gia, một số dự báo thị trường ấm lên vào năm 2024 đã phần nào kích thích tâm lý nhà đầu tư, song cũng không loại trừ những chiêu trò đẩy giá đất...
Từ đầu năm đến nay, KCN Lương Điền - Cẩm Điền đã thu hút thêm 25 dự án thứ cấp với tổng vốn đầu tư gần 50 triệu USD. Trong đó, 24 dự án FDI có tổng vốn khoảng 49,2 triệu USD, chủ yếu đến từ Hồng Kông, Singapore, Đức, Trung Quốc, Đài Loan…
Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp và chế xuất, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với 661 doanh nghiệp và khoảng 165.000 lao động (trên 80% là lao động ngoại tỉnh). Tuy nhiên, các dự án nhà ở của thành phố chỉ đáp ứng gần 30% nhu cầu của công nhân lao động, còn lại hơn 70% đang phải thuê nhà trọ trong điều kiện sinh hoạt không được đảm bảo. Từ thực tế đó cho thấy, nhiệm vụ phát triển nhà ở cho công nhân đang là vấn đề cấp thiết và chính đáng; người lao động mong muốn có một chỗ ở an toàn, có điều kiện tái tạo sức lao động hiệu quả hơn.
Thời gian qua, TP HCM đã xảy ra nhiều vụ án lừa đảo thông qua mua bán đất nền, căn hộ. Các đối tượng tự vẽ, lập các dự án không có thật,... rồi quảng cáo rầm rộ, chuyển nhượng cho các cá nhân để nhận tiền và chiếm đoạt.
Ứng dụng công nghệ nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của thị trường bất động sản, giúp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này chuyển dịch theo xu hướng tích cực hơn. Nhờ đó, rút ngắn thời gian và chi phí giao dịch, tăng thanh khoản tài sản bất động sản.
Nhà đầu tư sẽ bớt “tâm lý thận trọng” và dòng tiền có thể dần quay trở lại thị trường chứng khoán. Đây là nhận định của chuyên gia tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT).