Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 29/11 cảnh báo tổ chức này có thể phải cắt giảm dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Trung Quốc, sau khi xuất hiện những bất ổn xung quanh chính sách chống dịch nghiêm ngặt của nước này.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù môi trường toàn cầu có nhiều thách thức như xung đột Nga - Ukraine dự báo sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi. Dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
Các chuyên gia của VDSC đánh giá bức tranh kinh tế năm 2023 đang dần hé lộ với rất nhiều khó khăn phía trước, ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định tăng trưởng nhiều khả năng sẽ không thể song hành trong năm sau.
Trong nhận định tại ấn bản Bổ sung Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2022 được công bố ngày 21/7, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương xuống còn 4,6% trong năm nay; tuy nhiên duy trì dự báo tăng trưởng 6,5% cho Việt Nam.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 6/7 cảnh báo triển vọng của kinh tế toàn cầu đã xấu đi đáng kể kể từ tháng Tư và không loại trừ nguy cơ suy thoái trong năm tới do những rủi ro gia tăng.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đang có những góc nhìn tương đối khác nhau về tác động của chiến sự ở Ukraine đến các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.