Trong các tổ chức dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam và tăng trưởng GDP Việt Nam 2023, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hiện có chỉ số dự báo cao nhất là 5,8%.
Dựa trên một số yếu tố lạc quan nhất định gồm niềm tin kinh doanh và tiêu dùng cải thiện nhờ chính sách, đầu tư công tăng tốc kết hợp với mức nền thấp của quý IV/2022, nhóm phân tích từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng tăng trưởng kinh tế quý cuối cùng của năm có thể sẽ là mức tốt nhất trong cả năm.
Năm nay, FECON lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng tích cực, với lãi ròng dự kiến vượt 120 tỷ đồng. Chứng khoán VNDirect trong một báo cáo mới đây cũng đánh giá mảng xây lắp của FCN sẽ tăng trưởng trở lại, kỳ vọng lợi nhuận gộp khởi sắc trong 2 năm tới sau 3 năm liền công ty chứng kiến sụt giảm lợi nhuận khi doanh vẫn duy trì ở mức cao.
Theo đánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một khu vực kinh tế phát triển năng động bất chấp bối cảnh ảm đạm của những gì dường như đang định hình một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế thế giới.
Kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Nga tăng mạnh 25,9% do Nga thúc đẩy kinh doanh với nước láng giềng khổng lồ sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine trong khi kim ngạch với Mỹ và EU lại sụt giảm.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng hơn ở quý IV/2022 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục sang năm 2023, các chuyên gia kinh tế từ ADB nhận định nền kinh tế Việt Nam vẫn còn triển vọng sáng nhờ động lực từ giải ngân đầu tư công, xu hướng chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng và việc Trung Quốc mở cửa trở lại.
Mới đây (14/2), Công ty Chứng khoán SSI Research vừa công bố báo cáo triển vọng cho Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG). Nhìn chung, tác động của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với xuất khẩu của HPG sẽ không đáng kể do giá thép trung bình của Việt Nam vẫn cao hơn so với Trung Quốc.