Trước đây, 25% lượng khí đốt của Nga được xuất khẩu sang phương Tây thì hiện nay, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10% và thậm chí là 5% nếu không tính Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 24/11, Bộ trưởng An ninh năng lượng và Môi trường Italy Gilberto Pichetto Fratin cho biết rằng 15 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi giới hạn giá khí đốt, dẫn đầu là Italy, đã quyết định bác bỏ đề xuất giới hạn giá khí đốt của Ủy ban châu Âu (EC).
Một nghiên cứu của Công ty tư vấn Yakov&Partners cho hay các quốc gia châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn trong mùa Đông sắp tới và năm 2023 nếu không có nguồn cung cấp khí đốt của Nga hoặc sự suy giảm đáng kể của nền kinh tế khu vực. Sự thiếu hụt khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU) trong mùa sưởi ấm sắp tới có thể lên tới ít nhất 10 tỷ m3.
Ngày 6/9, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan cho biết trong sáu tháng sau khi tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, Nga đã thu về 158 tỷ euro (khoảng 158 tỷ USD) từ xuất khẩu năng lượng trong đó Liên minh châu Âu (EU) đóng góp hơn một nửa.
Giá khí đốt của châu Âu đã tăng vọt tới 30% trong phiên ngày 5/9 sau khi Nga cho biết một trong những đường ống cung cấp khí đốt chính cho châu Âu sẽ đóng cửa vô thời hạn, làm dấy lên lo ngại mới về tình trạng thiếu hụt và phân bổ khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU) trong mùa Đông này.
Thủ tướng Italy khuyến nghị EU cần đưa ra mức giá trần đối với khí đốt nhập khẩu từ Nga nhằm giảm bớt gánh nặng tăng giá đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức đã vượt cột mốc lấp đầy 75% trong tháng này, trước 2 tuần so với kế hoạch, khi nền kinh tế châu Âu đang chạy đua chuẩn bị nguồn khí đốt cho mùa đông tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khí đốt dự trữ là chưa đủ.
Giá khí đốt trung bình của Gazprom được dự báo ở mức 730 USD/1.000 m3 trong năm 2022, cao hơn gấp đôi so với mức 304,6 USD/1.000 cm được tính vào năm ngoái
Giới chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhận định rằng: việc giá hàng hóa tăng đột biến, đặc biệt sau cuộc xung đột Nga - Ukraine không gây ra những khó khăn kinh tế giống nhau cho các quốc gia.
Giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã giảm tổng thể khoảng 14,5% từ đầu ngày 15/2 sau khi Nga tuyên bố sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine sau năm 2024 nếu có nhu cầu.