NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ chung tay tháo gỡ cho thị trường bất động sản, trong đó Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng và triển khai các giải pháp phát triển thị trường, nghiên cứu sớm hình thành Qũy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Lãi suất huy động của các ngân hàng đã liên tục đi xuống kể từ cuối quý I/2023. Hiện lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn dài phổ biến chỉ từ 7 - 7,5%/năm, thay vì mức khoảng 10%/năm như đầu năm. Dù vậy, số dư tiền gửi của khách hàng tại hầu hết các ngân hàng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương sau nửa đầu năm.
Các chuyên gia cho rằng lãi vay vẫn còn cao là một trong các rủi ro lớn của nền kinh tế. Dù vậy, áp lực tỷ giá giảm là cơ hội để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm lãi suất điều hành.
Gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục hạ lãi suất, nới điều kiện vay… mở ra nhiều giải pháp tài chính cho người mua nhà. Theo đó, thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ đón dòng tiền quay trở lại.
Theo các chuyên gia, NHNN sẽ tiếp tục hạ 0,5% điểm % lãi suất điều hành để đưa về mức 4% như thời kỳ tiền rẻ, tuy nhiên bối cảnh hiện nay đã khác nên lãi suất cho vay khó có thể quay về như mức thời COVID-19.
Dựa vào phân tích và đánh giá 4 yếu tố định hình xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam nửa cuối năm, Chứng khoán KB giữ nguyên dự báo chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm lên 1.240 điểm.
Theo SSI, thanh khoản không gặp nhiều áp lực trong thời điểm cuối quý và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm thậm chí đã giảm về 0,39% - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021 vào ngày thứ 5 tuần trước.
Tăng trưởng tín dụng là mong muốn của các tổ chức tín dụng bởi ‘muốn sống khỏe" thì phải tìm được khách hành để cho vay. Nhưng nửa năm 2023 đã trôi qua mà cung và cầu tín dụng vẫn chưa gặp được nhau. Ngân hàng càng cẩn trọng để cho vay trong khi "sức khỏe" của doanh nghiệp chưa có nhiều tín hiệu lạc quan.