Một số nhà kinh tế cho rằng mức tăng đột biến về giá chỉ là tạm thời, lạm phát dù sao cũng sẽ giảm bớt, cho dù các ngân hàng có cố gắng kiềm chế bằng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn hay không.
Dù "Hiệu ứng tháng Một" có áp dụng cho giá vàng hay không, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy làn sóng mua vàng của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục trong ít nhất nửa đầu năm mới.
VND đang yếu đi so với USD trong bối cảnh ngân hàng trung ương của hai nước duy trì chính sách nghịch chiều. Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều đồng tiền khác trong khu vực và trên thế giới, VND đang có xu hướng mạnh lên.
Trong khi Ngân hàng trung ương Canada (BoC) vẫn tiếp tục nỗ lực kiềm chế lạm phát ở mức mục tiêu 2%, thì các chuyên gia kinh tế đánh giá rằng chỉ số thị trường lao động cũng như chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ là những yếu tố quyết định thời điểm dừng chu kỳ thắt chặt và tăng lãi suất.
Các ngân hàng trung ương lớn có thể vẫn đang trên đà tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Thị trường hiện chưa thể chắc chắn về khả năng các ngân hàng sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất trong bối cảnh tốc độ tăng giá tiêu dùng khó lòng chậm lại.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác ngày 19/3 thông báo sẽ có một nỗ lực phối hợp để nâng cao khả năng tiếp cận thanh khoản cho các ngân hàng, với hy vọng có thể trấn an những lo ngại đang chi phối lĩnh vực ngân hàng toàn cầu.
Ngân hàng trung ương Nga ngày 17/3 ra thông báo cho hay ngân hàng này sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức 7,5% lần thứ 4 liên tiếp, cho thấy khả năng tăng lãi suất trong trường hợp rủi ro lạm phát gia tăng.
Theo nhận định của BCC, GDP của Anh sẽ giảm 0,3% trong năm nay, so với mức dự báo giảm 1,3% được đưa ra trước đó, sau khi hoạt động kinh tế mạnh hơn vào cuối năm ngoái.