BIDV trở thành ông lớn tiếp theo đưa lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng xuống còn 5,5%, ngang với mức lãi suất Agribank và Vietcombank đã điều chỉnh trong tuần trước.
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm, các ngân hàng đang tiếp tục triển khai nhiều chương trình giảm lãi suất cho vay, đặc biệt đối với khách hàng hiện hữu.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú yêu cầu các chi nhánh NHNH tại khu vực ĐBSCL có cơ chế linh hoạt với các doanh nghiệp uy tín cần vốn lớn trong một số giai đoạn của mùa vụ nhưng thiếu hạn mức tín dụng.
Nhà điều hành và đại diện từ các tổ chức tín dụng đều cho rằng tiềm năng để phát triển sản phẩm thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam là rất lớn, góp phần đẩy mạnh xu hướng tài chính toàn diện và giảm chi phí sử dụng cho người dùng.
VND đang yếu đi so với USD trong bối cảnh ngân hàng trung ương của hai nước duy trì chính sách nghịch chiều. Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều đồng tiền khác trong khu vực và trên thế giới, VND đang có xu hướng mạnh lên.
Nhịp giảm mạnh của mặt bằng lãi suất trong tháng 8 sẽ kích hoạt tiếp đà giảm lãi suất cho vay, từ đó giúp tăng trưởng tín dụng cải thiện trong các tháng tới. Lãi suất huy động đã giảm mạnh, cùng với yếu tố lạm phát nguy cơ tăng trở lại, NHNN nhiều khả năng sẽ không giảm lãi suất điều hành trong quý III.
Agribank và Vietcombank là hai ông lớn đầu tiên hạ lãi suất tiết kiệm xuống còn 5,5%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất cho các kỳ hạn gửi tiền tại các ngân hàng.
Trong năm 2023, ước tính có hơn 4 tỷ cổ phiếu ngân hàng được phát hành để trả cổ tức cho nhà đầu tư. VPBank là ngân hàng hiếm hoi dự chi cổ tức bằng tiền mặt, mức chi ước 8.000 tỷ đồng.
Theo chuyên gia, NHNN vẫn còn dư địa để tiếp tục giảm lãi suất điều hành, tuy nhiên vẫn cần phải xem xét động thái tiếp theo của Fed để đưa ra quyết định phù hợp, đặc biệt khi vẫn chưa thể dự đoán được ý định của Fed trong cuộc họp tháng 11 và 12 cuối năm.