UBND TP HCM có văn bản về việc giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM đoạn cầu qua sông Sài Gòn đến kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn).
TP Hà Nội đã thông báo kế hoạch giải phóng mặt bằng để triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Bên cạnh đó, vấn đề "sốt đất" ăn theo dự án cũng đang là điều mà UBND TP Hà Nội băn khoăn.
TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh thảo luận và thống nhất được nhiều nội dung quan trọng liên quan đến việc tổ chức triển khai dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đầu tư "đón" hạ tầng đã trở thành một xu hướng được nhiều người lựa chọn. Bởi vậy, khi mới manh nha thông tin về quy hoạch, mở đường hay thay đổi đơn vị hành chính... đều xuất hiện những cơn sốt đất.
Sáng 20/5, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XVI đã quyết nghị thống nhất chủ trương dự kiến nguồn vốn triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được bố trí từ ngân sách Thành phố là khoảng 23.524 tỷ đồng.
Vingroup đã đầu tư 7.180 tỷ đồng cho Vành đai 2 và sắp hoàn thiện. Tuy nhiên, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết, doanh nghiệp sẽ không tham gia đầu tư xây dựng dự án đường vành đai 4.
Tổng mức đầu tư dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội giảm 1.285 tỷ đồng xuống còn 85.813 tỷ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn là 21 năm, với mức thu phí là 1.900 đồng/xe con/km.