Tập đoàn Hà Đô thành lập công ty con nghìn tỷ trong lĩnh vực năng lượng

19:56 | 02/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã CP: HDG) đã chấp thuận việc lập nên công ty con CTCP Năng lượng Hà Đô.

Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc thành lập CTCP Năng lượng Hà Đô thì doanh nghiệp mới này sẽ vốn điều lệ dự kiến 1.200 tỷ đồng.

Giá trị góp vốn đến chủ yếu từ doanh nghiệp mẹ khi nắm 99,97% vốn điều lệ tương đương với 1.100,68 tỷ đồng. 

Tập đoàn Hà Đô sẽ góp vốn bằng số tài sản trị giá 1.100,68 tỷ đồng, lượng vốn còn lại bằng tiền với giá trị 98,92 tỷ đồng. Trụ sở chính của công ty thành viên này tọa lạc tại 8 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.

Hai người Nguyễn Trọng Thông và Nguyễn Hữu Vinh sẽ là những cá nhân đứng ra làm đại diện pháp luật cho doanh nghiệp năng lượng mới thành lập. Cả hai sẽ nắm giữ các vị trí chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc tại Năng lượng Hà Đô. Trong đó, ông Nguyễn Trọng Thông sẽ đại diện cho phần vốn góp của Tập đoàn Hà Đô tại Năng lượng Hà Đô. Hai ông này cũng lần lượt là chủ tịch HĐQT và phó tổng giám đốc tại doanh nghiệp mẹ. 

Tập đoàn Hà Đô thành lập công ty con nghìn tỷ trong lĩnh vực năng lượng - ảnh 1

Tòa nhà Tập đoàn Hà Đô. Ảnh: Internet

Mảng kinh doanh chính của Năng lượng Hà Đô sẽ gồm: mua bán thiết bị máy móc, đầu nối, đàm phán hợp đồng mua – bán điện, huy động vốn, hoàn thiện pháp lý các dự án điện, M&A và quản lý thống nhất các nhà máy điện đã chính thức vận hành. 

Được biết, từ năm 2019 Tập đoàn Hà Đô đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng. Thời điểm ban đầu HDG chỉ bỏ vốn vào các nhà máy thủy điện nhỏ (công suất thiết kế dưới 30MW), sau đó nắm bắt xu hướng năng lượng tái tạo trên sắp Việt Nam để đầu tư vào các dự án điện gió và điện mặt trời.

Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2020, HDG đã nắm trong tay 3 nhà máy thủy điện với tổng công suất 119MW và 2 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 98MWp. Ngoài ra, công ty đang đứng sau đầu tư vào 3 nhà máy điện khác có tổng công suất 245MW.

Dự án điện mặt đầu tiên của HDG Hồng Phong 4 đã chính thức vận hành từ tháng 6/2019 với công suất 48MWp, sản lượng bình quân 300MWh/ngày, ước đạt 96 triệu KWh/năm.

Vào đầu năm 2020, công ty đã triển khai thương vụ mua về dự án điện mặt trời SP Infra tại Ninh Thuận (công suất 50 MWp). 

Hiện tại doanh nghiệp vẫn còn các dự án thủy điện Sông tranh 4, Đăk Mi 2 còn đang dang dở. Sau khi hoàn thành, Hà Đô sẽ sở hữu, vận hành 8 dự án năng lượng với tổng công suất 466 MW, thu về khoảng 2.000 tỷ đồng/năm từ lĩnh vực năng lượng.

H.S

Xem thêm: Quảng Nam gạch tên 6 thủy điện khỏi quy hoạch, cảnh báo 2 dự án