Tập đoàn Viettel: 32 năm hành trình kiến tạo vị trí `sếu đầu đàn` của nền kinh tế Việt

11:30 | 03/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tập đoàn Viettel được coi như người anh cả của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ là một tập đoàn viễn thông, giờ đây Viettel đã trở thành tập đoàn công nghiệp và công nghệ thế giới.

Tập đoàn Viettel

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu. Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu.

Tập đoàn Viettel

Đầu năm 2021, Viettel đã quyết định thay đổi nhận diện thương hiệu và slogan, với phong cách trẻ trung, thân thiện và mạnh mẽ hơn 

Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông - công nghệ thông tin. Với một slogan "nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động.

Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Viettel

Ngày 01/6/1989, Tổng Công ty (TCT) Điện tử Thiết bị Thông tin (SIGELCO)- Tiền thân của TCT Viễn thông Quân đội - Viettel được thành lập trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Trải qua quá trình ra đời, xây dựng và trưởng thành, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã có những lần tổ chức lại, đổi tên, gắn liền với sự phát triển:

Ngày 27/07/1993, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra Quyết định số 336/QĐ-QP đổi tên Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty Điện tử thiết bị thông tin thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, tên giao dịch quốc tế SIGELCO.

Ngày 14/07/1995, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ký Quyết định số 615/QĐ-QP đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thuộc Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc thành Công ty Điện tử Viễn thông quân đội, tên giao dịch quốc tế là Viettel.

Tập đoàn Viettel

Trụ sở của Tập đoàn Viettel ở Hà Nội, thương hiệu có giá trị 5,8 tỷ USD, đứng số 1 Đông Nam Á và thứ 9 châu Á 

Ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 80/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2003 - 2005.

Ngày 28/10/2003, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ký Quyết định số 262/2003/QĐ-BQP về việc đổi tên Công ty Điện tử Viễn thông quân đội thành Công ty Viễn thông Quân đội thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc; tên giao dịch bằng tiếng Anh là Viettel Corporation, tên viết tắt là Viettel.

Ngày 02/03/2005, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 43/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Ngày 06/04/2005, Tổng công ty Viễn thông Quân đội được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Viễn thông Quân đội theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là doanh nghiệp do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ của Tổng công ty, tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, viết tắt là VIETTEL.

Năm 2008: Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông. Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới.

Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2078/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Quyết định số 2079/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã phủ được 86% dân số. Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm.

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 978/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Các công ty con của tập đoàn Viettel

Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Viettel được Nghị định quy định rõ: Về quốc phòng, an ninh, Viettel trực tiếp xây dựng quản lý hạ tầng mạng lưới viễn thông bảo đảm hạ tầng mạng lưới viễn thông của Viettel làm nhiệu vụ vu hồi, dự phòng cho mạng thông tin quân sự trong thời bình và chuyển sang phục vụ quốc phòng, an ninh khi có tình huống; sẵn sàng bảo đảm thông tin liên lạc khi có yêu cầu và đảm bảo nhiệm vụ thông tin quân sự khác; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa sản phẩm, trang thiết bị, khí tài, vật tư quốc phòng theo yêu cầu, nhiệu vụ của Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao.

Công ty con 100% Vốn Điều lệ

Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.

Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1.Công ty TNHH một thành viên Thông tin M3.

Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nhà Viettel.

Công ty TNHH một thành viên Đầu tư công nghệ Viettel.

Công ty Viettel America (VTA).

Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVNT).

Công ty con trên 50% Vốn Điều lệ

Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel.

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (VTG).

Công ty cổ phần Công trình Viettel.

Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Viettel.

Công ty TNHH Viettel - CHT.

Công ty cổ phần Công nghệ Viettel.Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel - Hancic.

Công ty Viettel - Peru.Công ty cổ phần Phát triển đô thị Vinaconex - Viettel (VVHA).

Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả.

Tập đoàn Viettel 32 năm hành trình kiến tạo vị trí "sếu đầu đàn" của nền kinh tế Việt

Những năm qua, Viettel đã thay đổi rất nhiều, từ tầm vóc, quy mô, kinh nghiệm, đến tiềm lực vật chất và con người. Nhưng có một điều đã và sẽ không hề thay đổi: Đó là khát vọng Viettel luôn cháy không ngừng. Viettel đặt mục tiêu trở thành một tập đoàn công nghiệp, viễn thông toàn cầu hùng mạnh, không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT mà sẽ tham gia vào nghiên cứu, sản xuất thiết bị công nghệ cao.

Tổng doanh thu năm 2020 của Tập đoàn Viettel đạt hơn 264.100 tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 39.800 tỷ đồng, dòng tiền chuyển về nước năm 2020 từ các thị trường nước ngoài cao nhất từ trước tới nay, đạt khoảng 333 triệu USD.

Vừa qua, sau khi công bố tái định vị thương hiệu vào ngày 7/1, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2020.

Tập đoàn Viettel

Thiếu Tướng Lê Đăng Dũng Tổng giám đốc Viettel

Báo cáo tại hội nghị cho biết, năm 2020 chứng kiến sự những biến động trên toàn thế giới ở tất cả các lĩnh vực. Hoạt động của Viettel tại 11 thị trường (gồm Việt Nam và 10 thị trường Viettel đầu tư ở nước ngoài) đã rất nỗ lực để có thể hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu hơn 264.100 tỷ đồng, tăng trường 4,4% so với 2019, đạt 102,4% so với kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 39.800 tỷ đồng, tăng 4,1%, đạt 103,9% kế hoạch năm.

Năm 2020, Viettel ghi dấu là thương hiệu có giá trị số 1 Đông Nam Á, thứ 9 châu Á với mức định giá 5,8 tỷ USD. Theo đánh giá của hãng Brand Finance, Viettel là nhà mạng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng tốt nhất toàn cầu.

Ở lĩnh vực viễn thông, điểm sáng kinh doanh phải kể đến viễn thông nước ngoài, khi 10 thị trường của Viettel tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và lợi nhuận đảm bảo dòng tiền chuyển về nước tương đương 333 triệu đô la Mỹ.

Tại Việt Nam, Viettel đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ cố định băng rộng lớn nhất với 41,8% thị phần, dịch vụ di động vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 54,2% thị phần, trong đó thị phần thuê bao data đạt 57%, và là nhà mạng đầu tiên cung cấp kinh doanh thử nghiệm mạng 5G.

Ở lĩnh vực giải pháp công nghệ thông tin và dịch vụ số, đơn vị tiếp tục thực hiện giải pháp công nghệ, hoàn thành các nền tảng công nghệ cốt lõi nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội. Đáng chú ý, triển khai thành công các giải pháp hỗ trợ Chính phủ, bộ, ngành phòng, chống dịch với giá trị gần 4.400 tỷ đồng, cung cấp các sản phẩm số mang tính dẫn dắt thị trường, ví dụ trong lĩnh vực y tế (Telehealth), giáo dục (Viettel Study), thanh toán số (ViettelPay), và giao thông thông minh (ePass).

Đặc biệt, 2 nền tảng ứng dụng AI là Viettel AI Open Platform và Viettel Data Mining Platform (phát triển bởi người Việt, cho doanh nghiệp tại Việt Nam với mức chi phí phù hợp so với các nền tảng nước ngoài) được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận là những nền tảng số Make in Viet Nam.

Ngoài ra, trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và công nghiệp công nghệ cao, Viettel cũng nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công thiết bị 5G trên mạng lưới, đưa nước ta vào nhóm 6 quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G. Nhờ làm chủ 62 công nghệ lõi, đăng ký 97 sáng chế, có 3 bằng sáng chế được cấp độc quyền tại Mỹ mà doanh thu từ sản xuất sản phẩm dân sự đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 104% so với năm 2019.

Còn ở lĩnh vực chuyển phát, logistic và thương mại điện tử, các đơn vị thành viên của Viettel tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, với dịch vụ chuyển phát đạt 09% (trung bình ngành 04%); kinh doanh bán lẻ đạt 111% kế hoạch, tăng 339,4% tương đương 46,6 tỷ đồng so với năm 2019.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Viettel là minh chứng cho sự nỗ lực vươn lên, xây dựng tập đoàn trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là niềm tự hào Việt Nam. Ðiều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, minh chứng sống động cho hiệu quả và vai trò quan trọng của doanh ngh trong những lĩnh vực trọng yếu, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, xóa tan quan niệm DNNN khó có thể làm ăn hiệu quả.

Xem thêm: Viettel xếp thứ 325 trong Top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2021

 

Nguyễn Dung