Theo Phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, đồng thời điều chỉnh triển vọng đối với các nền kinh tế đang phát triển của khu vực châu Á theo hướng đi xuống.
Nền kinh tế Anh trì trệ trong ba tháng 5-7/2022, do khủng hoảng chi phí sinh hoạt ảnh hưởng đến tài chính hộ gia đình và hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng không như kỳ vọng.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Chính phủ Mỹ ngày 2/9 xác nhận sẽ tiếp tục giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt, sau khi nhận được yêu cầu từ hàng trăm công ty Mỹ.
Theo David Qu, chuyên gia kinh tế thuộc bộ phận nghiên cứu kinh tế Bloomberg Economics, việc “bế quan tỏa cảng” Thành Đô được ví như một đòn đánh khác giáng vào nền kinh tế Trung Quốc vốn đang phải vật lộn với một loạt cú sốc.
Dịch bệnh và hạn hán "tấn công" dồn dập đã gia tăng thách thức với nền kinh tế và tác động nghiêm trọng đến các mặt đời sống tại Trung Quốc - vốn đang bị tổn thương sau những đợt phong tỏa kéo dài.
Theo số liệu của cơ quan thống kê Liên bang Rosstat, kinh tế Nga trong nửa đầu năm 2022 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đầu tư vốn, một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, tăng 7,8%.
Số liệu của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ngày 31/8 cho thấy lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Tám đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới, làm tăng sức ép đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc nâng lãi suất.
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 27/8 đã đưa ra những lập luận cho việc tăng lãi suất “mạnh tay” hơn vào tháng tới, viện dẫn lạm phát vẫn ở mức cao và công chúng có thể mất niềm tin vào các biện pháp chống lạm phát của ngân hàng.