Thủ tướng muốn thêm nhiều cao tốc ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nhưng Nhà nước chỉ lo `vốn mồi`
Hôm 21/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chủ cuộc họp về vấn đề xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025, định hướng tới năm 2030 có báo cáo trình lên các cấp có thẩm quyền về nội dung này.
Trong quan điểm về triển khai xây dựng các tuyến cao tốc trong tương lai, người đứng đầu Chính phủ lưu ý tập trung cho các vùng động lực, nhưng vẫn hài hòa giữa các vùng miền. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh về việc không ỷ lại vào ngân sách Nhà nước mà dựa vào nguồn lực xã hội, kể cả ngoài nước.
Thủ tướng lưu ý, các dự án cao tốc sẽ phải tiến hành theo phương thức PPP là chính, tập trung vào nguyên tắc “hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người dân và chia sẻ rủi ro”.
Về nguyên tắc triển khai xây dựng cao tốc trong giai đoạn mới, Thủ tướng xác định dự án cao tốc đi qua nơi nào thì địa phương đó sẽ đóng vai trò chính trong khâu kêu gọi vốn và giải phóng mặt bằng. Nhà nước giờ đây sẽ chỉ hỗ trợ "vốn mồi" làm kinh phí xây dựng.
Cao tốc Bắc - Nam đang gấp rút được triển khai
Người đứng đầu Chính phủ muôn các cơ quan Trung ương cùng thực hiện, chia sẻ với địa phương. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để đảm bảo việc sử dụng, quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Trong giai đoạn mới, cần chủ động sáng tạo hơn để theo kịp với mục tiêu, nhiệm vụ mới nặng về hơn.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Đặt lợi ích quốc, gia dân tộc lên trên hết, trước hết; chống cục bộ, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm"
Hiện tại, theo số liệu thống kê từ Bộ Giao thông vận tải, trong thời gian từ 2011-2020, Việt Nam đã đưa vào sử dụng 1.163 km cao tốc.
Về mục tiêu, đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành xong tuyến cao tốc Bắc - Nam gồm 11 phần trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, ưu tiên những khu vực có kinh tế phát triển hiệu quả. Cao tốc sẽ xuất hiện nhiều tại các tỉnh thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ đi Tây Nguyên.
Tiếp tục phấn đấu hoàn thiện toàn bộ 1.700km đường ven biển từ Quảng Ninh vào đến mũi Cà Mau, tập trung hoàn thành đoạn ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đến năm 2030, trên toàn lãnh thổ sẽ có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển cảng biển, đường thủy nội địa, bước đầu bắt tay xây dựng một số tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Bên cạnh đó, 42 tuyến cao tốc trên toàn quốc đang được Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, quy hoạch để triển khai đến năm 2030, với tổng vốn khoảng 825.000 tỷ đồng.
Hôm 20/5 vừa qua, Thủ tướng chính phủ cũng đã chỉ đạo giao tỉnh Bình Phước là địa phương chịu trách nhiệm thực hiện dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo phương thức PPP.
H.S
Xem thêm: Bất ngờ với địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, vượt qua cả Hà Nội và TPHCM